• Ảnh 1
  • Ảnh 18
  • Ảnh 16
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 11
  • Ảnh 2
  • Ảnh 11
  • Ảnh 12
  • Ảnh 23
  • Ảnh 22
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 10
  • Ảnh 6
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 14
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 5
  • Ảnh 20
  • Ảnh 15
  • Ảnh 3
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 7
  • Ảnh 19
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 13
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 8
  • Ảnh 17
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 9
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 21
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Trồng rừng thay thế vẫn chậm tiến độ

01/12/2015
 TỈ LỆ TRỒNG RỪNG ĐẠT THẤP
 
Theo kế hoạch, năm 2016, tỉnh Phú Yên trồng rừng thay thế khoảng 447ha, trong đó các dự án thủy điện 54ha, các dự án doanh nghiệp kinh doanh 395ha, còn các dự án công trình công cộng sẽ thực hiện trồng rừng thay thế vào năm 2017.
 
Theo Sở NN-PTNT, trên địa bàn tỉnh, 49 dự án phải trồng rừng thay thế đối với những diện tích rừng chuyển sang mục đích khác với diện tích gần 795ha. Cụ thể, 4 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây thủy điện buộc phải trồng rừng thay thế với hơn 270ha, tuy nhiên đến cuối năm 2014, các nhà đầu tư chỉ trồng được gần 40ha rừng. 21 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích kinh doanh buộc phải trồng rừng thay thế với hơn 432ha và 24 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích công cộng buộc phải trồng rừng thay thế với khoảng 206ha, nhưng đến nay chưa có diện tích nào được triển khai trồng. Bộ NN-PTNT đã phân bổ chỉ tiêu trồng rừng thay thế của Phú Yên từ năm 2014 đến 2016 là 404ha nhưng công tác triển khai trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh quá chậm.
 
Ông Nguyễn Lý Nguyên, Phó giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: Đến hết năm 2014, Phú Yên chỉ trồng được gần 40ha rừng. Tỉnh đã phê duyệt một số phương án trồng rừng thay thế để triển khai trồng trong năm 2015. Cụ thể, Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ trồng khoảng 200ha, Công ty cổ phần Sông Ba trồng 10ha, DNTN Thủy sản Đắc Lộc trồng 11ha, Công ty TNHH Thủy sản Trường Hải trồng 7ha, Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Sao Xanh trồng 5ha… Hiện các chủ đầu tư đã lập hồ sơ thiết kế và chuẩn bị trồng rừng; dự ước đến cuối tháng 12 này, tỉnh sẽ trồng khoảng 250ha.
 
Ông Đặng Văn Tuần, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ, cho biết: Số diện tích còn lại mà công ty phải trồng rừng thay thế, thông qua Sở NN-PTNT, công ty đã hợp đồng với Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh và Sông Cầu để trồng dứt điểm trong năm nay. Ông Phạm Ngọc Minh, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh, cho biết, trong số 100ha mà đơn vị ký hợp đồng với Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ trồng rừng thay thế trên địa bàn huyện Sông Hinh, đến nay đã trồng khoảng 80ha. Số diện tích còn lại, đơn vị sẽ trồng dứt điểm trong năm nay.
 
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Nở, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, cho biết: Qua giám sát cho thấy, đến nay việc trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh vẫn có tỉ lệ rất thấp, việc thu tiền từ trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh cũng còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là các chủ dự án bị động về diện tích đất đưa vào trồng rừng thay thế, thủ tục lập phương án phê duyệt còn phức tạp, rườm rà…
 
CẦN MẠNH TAY XỬ LÝ
 
Nghị định 157/2013 của Chính phủ quy định cụ thể mức phạt vi phạm hành chính về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản, người có hành vi, vi phạm quy định về trồng lại rừng mới thay thế diện tích rừng được phép chuyển sang mục đích khác. Tuy nhiên, ông Lê Văn Bé, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết đến nay vẫn chưa tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định xử phạt trường hợp nào.
 
Mới đây, tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ về đánh giá kết quả trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác, Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chỉ đạo các địa phương phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2015 đối với diện tích trồng rừng thay thế các dự án thủy điện đã đưa vào vận hành. Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát tình hình trồng rừng thay thế của các đơn vị trực thuộc, kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án không chấp hành trồng rừng thay thế; đối với các dự án trước đây đã hoàn thành có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng nhưng chưa trồng rừng thay thế, phải xây dựng phương án bổ sung, thực hiện có lộ trình và sử dụng nguồn vốn từ sản xuất để trồng rừng thay thế. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoàn thành công tác trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án không chấp hành trồng rừng thay thế. 
 
Nguồn: baophuyen.com.vn