• Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 5
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 12
  • Ảnh 14
  • Ảnh 18
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 11
  • Ảnh 11
  • Ảnh 6
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 17
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 1
  • Ảnh 10
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 9
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 8
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 20
  • Ảnh 2
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 16
  • Ảnh 23
  • Ảnh 3
  • Ảnh 22
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 19
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 21
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 7
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 13
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Trồng bù gần 13.000ha rừng tại 18 dự án thủy điện

25/11/2015
 Hàng tỷ đồng trồng rừng thay thế
Là chủ đầu tư của nhiều dự án thủy diện lớn của cả nước, trong những năm qua, EVN luôn xác định việc trồng bù rừng thay thế các công trình thủy điện là nhằm hoàn trả mặt bằng thi công, góp phần phát triển hệ thống cây xanh và rừng phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn và cải thiện cảnh quan môi trường cho khu vực xây dựng thủy điện.
Tính đến nay đã có 3 dự án thủy điện ở miền Trung gồm A Vương, Sông Ba Hạ, Buôn Tua Srah đã hoàn thành việc trồng bù rừng và được cấp chứng nhận. 14 dự án thủy điện đã phê duyệt phương án trồng bù rừng thay thế và chuyển tiền đợt 1 để địa phương trồng và chăm sóc năm đầu, gồm: Thủy điện Sông Tranh 2, Bản Vẽ, Đồng Nai 3, 4; An Khê – Kanak, Sông Bung 4, Trung Sơn, Thượng Kon Tum, Sơn La, Bản Chát, Lai Châu, Tuyên Quang, Sê San 4, Sông Bung 2.
Riêng dự án Thủy điện Huội Quảng, UBND tỉnh Lai Châu đã đồng ý hình thức chuyển tiền thay cho phương án chủ đầu tư thực hiện. EVN đã chuyển tiền chi trả phí dịch vụ môi trường rừng hết quý III.2015 cho Quỹ Hỗ trợ phát triển rừng Lai Châu.
Đây là những nỗ lực của EVN nhằm thực hiện nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện. Cũng như thực hiện nghị định Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng và thông tư của Bộ NNPTNT về quy định trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Năm 2016: Hoàn thành trồng bù rừng
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: Trong lĩnh vực trồng bù rừng, Chính phủ đã giao trách nhiệm cho Bộ NNPTNT chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương thực hiện tốt công tác này. Hiện hai bộ vẫn đang phối hợp chặt chẽ để hoàn thành kế hoạch đề ra.  “Khả năng chúng ta sẽ hoàn thành kế hoạch trồng bù rừng thay thế của các công trình thủy điện đã được Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) đề ra. Năm 2016, đối với diện tích rừng mà các công trình thủy điện đã lấy, sẽ hoàn thành kế hoạch trồng bù rừng thay thế” – Bộ trưởng Hoàng nói.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng nhấn mạnh, Bộ Công Thương đã đề ra 3 phương án đối với việc trồng bù rừng tại các dự án thủy điện: Thứ nhất, đối với những dự án thủy điện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trồng bù diện tích rừng thay thế, Bộ tiếp tục cấp giấy phép hoạt động điện lực. Đồng thời đôn đốc các chủ đầu tư phải hoàn thành tiến độ theo đúng phương án đã phê duyệt.
Thứ hai, những dự án thủy điện đang có phương án trồng bù diện tích rừng thay thế, trong khi chờ phương án phê duyệt, ngành công thương sẽ tạm thời cấp giấy phép hoạt động điện lực 1 năm. Sau một năm, nếu chủ đầu tư không thực hiện, Bộ sẽ xử lý vi phạm theo quy định.
Thứ ba, đối với những chủ dự án đã có phương án được phê duyệt nhưng không thực hiện, do khuyết điểm, thiếu trách nhiệm của chủ dự án, Bộ Công Thương sẽ cho thủy điện đó tạm thời dừng và rút giấy phép hoạt động điện lực của chủ đầu tư cho đến khi khắc phục được tình trạng đó.
Nguồn: thiennhien.net