• Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 6
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 5
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 12
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 23
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 7
  • Ảnh 16
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 21
  • Ảnh 15
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 10
  • Ảnh 19
  • Ảnh 14
  • Ảnh 11
  • Ảnh 3
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 22
  • Ảnh 17
  • Ảnh 1
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 8
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 11
  • Ảnh 2
  • Ảnh 9
  • Ảnh 13
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 18
  • Ảnh 20
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Kiên Giang: Hiệu quả từ dự án trồng rừng chắn sóng

24/11/2015
 Dự án này do Chính phủ Đức, Australia và Việt Nam cùng chung tay hợp tác thực hiện.
Theo Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), đồng bằng sông Cửu Long hiện đang phải đối mặt với các mối đe dọa do hậu quả của việc biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng nước biển dâng cao khiến 38% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm vào năm 2100.
Đáng lưu ý, hiện một số khu vực ven bờ đang bị xâm thực mạnh (khoảng 30m mỗi năm), rừng ngập mặn dọc theo bờ biển bảo vệ đất liền khỏi bão, lũ, xâm nhập mặn... bị suy giảm nghiêm trọng.
Cũng theo khảo sát của GIZ, việc nhiều vùng đất ven biển bị xâm nhập mặn sâu vào đất liền đã khiến việc canh tác, nuôi trồng thủy sản của người dân vùng ven biển gặp nhiều khó khăn, thậm chí không biết nuôi con gì, trồng cây gì để nuôi sống bản thân và gia đình.
Chính vì vậy, GIZ đã phối hợp với Chính phủ Australia và Việt Nam thực hiện Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP), nhằm giúp vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu và các thay đổi khắc nghiệt của môi trường.
Theo đó, ICMP đưa ra các kinh nghiệm quản lý, giải pháp kỹ thuật, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tác động xấu tới môi trường cho người dân, giúp họ có cách ứng xử phù hợp hơn trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ bờ biển ngăn xâm nhập mặn.
Trong đó, từ năm 2009, GIZ đã phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang lập các dự án tạo hàng rào chắn sóng, phục hồi rừng ngập mặn tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.
Đơn cử như ở ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, dự án do GIZ tài trợ đã tạo được 1,4km rào chắn sóng bằng gỗ tràm, trở thành lá chắn hữu hiệu chống sự xâm thực cũng như xâm nhập mặn vào đất liền. Nhờ có hàng rào cừ tràm mà rừng ngập mặn ở ấp Vàm Rầy và một số nơi đã được phục hồi đáng kể, giúp bảo vệ đê bao an toàn, đẩy lùi xâm nhập mặn. Riêng ở ấp Vàm Rầy đã đẩy lùi xâm thực ra hơn 60m so với năm 2011.
Từ mô hình dự án tạo hàng rào chắn sóng, giữ bùn, phục hồi rừng ngập mặn ở ấp Vàm Rầy, các ban ngành của tỉnh Kiên Giang đang tiếp tục nhân mô hình này tại nhiều địa phương khác trong tỉnh. Kế hoạch tới năm 2020 của tỉnh là sẽ triển khai hàng rào chắn sóng dọc bờ biển Kiên Giang, phát triển thêm 610 ha bảo vệ đất liền, trong đó có 100 ha gây bồi tạo bãi và 510ha rừng ngập mặn.
Như vậy, với sự chung tay hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đức, Australia... hàng loạt dự án lập hàng rào chắn sóng, phát triển rừng ngập mặn nằm trong Chương trình ICMP đã đang và sẽ được triển khai hiệu quả, mang lại sinh kế cho người dân vùng ven biển, giảm nhẹ thiên tai do biến đổi khí hậu.
Nguồn: tuoitre.vn