Trong đó, trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 22.000 ha, tăng 17,8%; trồng mới rừng sản xuất đạt 206.200 ha, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước.
Diện tích rừng trồng được chăm sóc hiện đã đạt 457.600 ha, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh giảm 2,3%. Đặc biệt, diện tích rừng được giao khoán bảo vệ tăng 12,7%.
Các địa phương miền Bắc cơ bản đã kết thúc vụ trồng rừng. Tính đến ngày 20/11, các tỉnh miền Bắc đã trồng được 187.600 ha rừng, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước.
Khu vực trung du và miền núi phía Bắc trồng nhiều nhất, tăng hơn 30%. Trong khi đó Bắc Trung Bộ trồng đạt 46.400 ha, giảm 10,8%. Đồng bằng sông Hồng trồng chỉ đạt 14.900 ha, giảm 12,3%.
Những tỉnh có diện tích trồng rừng nhiều và diện tích trồng cao hơn so với cùng kỳ năm trước là: Hà Giang đạt 33.551,5 ha, tăng 4,1 lần so với cùng kỳ năm 6 trước; Nghệ An đạt hơn 20.000 ha (tăng 38,2%); Thanh Hóa đạt gần 17.000 ha (tăng 42,4%).
Các tỉnh miền Nam đang thực hiện trồng rừng chính vụ, diện tích trồng đạt 38.000 ha rừng, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước. ĐBSCL trồng rừng đạt 4.980 ha, tăng 82,9%. Đông Nam Bộ trồng rừng đạt 2.800 ha, tăng 8,7%.
Ngược lại với hai vùng trên, việc trồng mới rừng tại duyên hải Nam Trung Bộ sụt giảm khoảng hơn 11%.