• Ảnh 18
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 11
  • Ảnh 19
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 2
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 13
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 16
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 22
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 6
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 14
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 1
  • Ảnh 5
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 8
  • Ảnh 23
  • Ảnh 21
  • Ảnh 20
  • Ảnh 10
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 12
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 17
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 11
  • Ảnh 7
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 15
  • Ảnh 3
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 9
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Rừng Điện Biên bị “cạo trọc”: Quản lý dân di cư phá rừng là quá sức

17/11/2015
 Một trong những huyện có diện tích rừng lớn nhất với trên 72.000 ha, huyện Mường Nhé cũng là “điểm nóng” nhất về thực trạng phá rừng hiện nay của tỉnh Điện Biên.
Những cây gỗ lớn trên 20 năm tuổi ở bản Nà Pán, xã Mường Nhé đã không còn, rừng đã biến thành nương trọc. Ở các xã Chung Chải, Len Su Sìn và Mường Nhé… việc bảo vệ rừng cũng trở nên khó khăn, hoạt động của lực lượng chức năng gần như tê liệt.
Người dân ở bản Nà Pán cho biết, nhiều lần họ cũng đã vào rừng để giữ cây, nhưng không được.
Ở đây, người dân di cư khá đông. Những người này khá manh động. Người dân và những người di cư nhiều lần đã xảy ra xô xát. Bà con Nà Pán trước đó đã dựng lán, thay phiên nhau đi kiểm tra, bảo vệ rừng cả ngày lẫn đêm nhưng vẫn không thể giữ rừng.
Khi bị phát hiện, những kẻ phá rừng sẵn sàng chống trả người thi hành công vụ và gây thương tích cho lực lượng tuần tra.
Theo ông Lò Văn Thành, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Mường Nhé cho hay: “Hiện nay lực lượng kiểm lâm địa bàn quá mỏng so với diện tích rừng. Tổng số công chức kiểm lâm địa bàn, kiểm lâm trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng hiện chỉ có 23 công chức/72.080 ha rừng”.
“Như vậy, trung bình, mỗi kiểm lâm viên đang quản lý trên 5.000 ha rừng. Trong khi đó, tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ thì với địa bàn nhiều rừng như huyện Mường Nhé, mỗi kiểm lâm viên chỉ quản lý từ 500 – 1.000 ha rừng.
Một khó khăn nữa là, các đối tượng di cư tự do khi bị bắt rất khó xử lý, do họ không khai báo tên tuổi, địa chỉ và hành vi phá rừng của họ cũng chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự”, ông Thành thông tin thêm.
Còn ông Bùi Thanh Quang, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Mường Nhé thẳng thắn chia sẻ: “Dù đã có nhiều biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng được triển khai đến nhân dân nhưng chưa thực hiệu quả, nỗ lực cứu rừng từ ngành kiểm lâm thôi là chưa đủ”.
Việc những đối tượng chống đối còn cố tình đưa gia súc, gia cầm vào khu vực rừng chăn thả để giữ chỗ cũng không hiếm.
Trung tá Nguyễn Đình Quân, Phó Trưởng Công an huyện Mường Nhé khẳng định có tình trạng phá rừng tại 4 xã Mường Toong, Mường Nhé, Chung Chải, Leng Su Sìn. Nhất là các điểm bản Phứ Ma, Cà Là Pá thuộc xã Leng Su Sìn.
Tuy nhiên, theo ý kiến của ông Nguyễn Đình Quân việc phát hiện, xử lý đối tượng phá rừng không hề đơn giản.
Bởi theo quy định, trước nhất lực lượng kiểm lâm là đơn vị phải hoàn thiện hồ sơ chuyên môn liên quan đến diện tích rừng bị xâm hại sau đó chuyển công an xem xét, nếu đủ mức độ vi phạm thì cơ quan công an mới thụ lý, điều tra.
Ông Mùa A Sơn – Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết: “Ở các nơi khác, nghĩ đến phá rừng là người ta nghĩ ngay đến lâm tặc. Nhưng ở Điện Biên thì không chỉ có lâm tặc mà có cả việc người dân di cư đông đúc. Họ chủ yếu chỉ biết làm nông nghiệp, nhu cầu cần đất tăng khá lớn. Họ thường chọn những chỗ đất màu mỡ để canh tác, sinh sống”.
“Điều đặc biệt, những người di dân thường là người dân tộc thiểu số. Họ có thói quen di dân, tìm vùng đất mới từ trong tiềm thức. Họ thích ở những nơi ít chịu ảnh hưởng về mặt quản lý nhất để ở, nên họ phá rừng làm nương”, ông Mùa A Sơn chia sẻ.
Cũng theo vị chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên “làn sóng” di dân tự do về Điện Biên là rất lớn. Có nhiều người ở các địa phương khác như Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Yên Bái… Họ đi khắp nơi, trong đó có Điện Biên.
“Anh em ở miền xuôi thường nói rằng tại việc rừng bị phá khiến xảy ra việc biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt… Nhưng cũng phải thông cảm cho chúng tôi ở trên này. Quả thực, hiện tại việc quản lý là rất khó. Trách nhiệm thuộc về chúng tôi, nhưng quả thật là quá sức…”, ông Mùa A Sơn chia sẻ.
Nguồn: http://www.thiennhien.net/