• Ảnh 16
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 10
  • Ảnh 6
  • Ảnh 1
  • Ảnh 20
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 18
  • Ảnh 7
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 15
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 23
  • Ảnh 13
  • Ảnh 11
  • Ảnh 14
  • Ảnh 8
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 9
  • Ảnh 17
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 21
  • Ảnh 5
  • Ảnh 2
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 22
  • Ảnh 3
  • Ảnh 12
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 19
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Quảng Trị: Sẵn sàng cho mùa trồng rừng

12/11/2015
 Ông Hoàng Đức Doanh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị cho biết: “Mấy tháng nay, các cán bộ trong chi cục luôn tích cực kiểm tra, rà soát lại hệ thống các loại cây giống, vườn ươm, kiểm tra công tác dọn thực bì, làm đất để đảm bảo một mùa trồng rừng mới thành công. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị gần hoàn tất, chỉ còn chờ tiến hành trồng rừng theo kế hoạch đề ra”. 
Hàng năm, công tác trồng rừng ở Quảng Trị được tiến hành từ cuối tháng 10 đến giáp Tết Nguyên đán. Theo kế hoạch trồng rừng dự kiến năm 2015, toàn tỉnh sẽ trồng trên 6.000 ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ 1.454 ha; rừng sản xuất trồng từ nguồn vốn nhà nước 2.350 ha; rừng trồng từ vốn tự có của nhân dân từ 2.000 - 3.000 ha. Để cung cấp nguồn cây giống tốt, đa dạng, Chi cục Lâm nghiệp đã phối hợp và phổ biến kiến thức làm vườn ươm cho nhiều tổ chức, cá nhân ở các huyện trong tỉnh.
Đến nay, toàn tỉnh có trên 25 vườn ươm cây lâm nghiệp quy mô, đảm bảo tốt yêu cầu kỹ thuật và đã ươm được khoảng 20 triệu cây giống mới phục vụ cho mùa trồng rừng 2015. Năm nay qua kiểm tra tại các vườn ươm, các loại cây giống đều sinh trưởng, phát triển khá tốt và đồng đều chất lượng.
Các loại cây giống khá đa dạng như: Sao đen, lát hoa, nhội, sao sau, trẩu, muồng đen (dùng trồng rừng phòng hộ) và keo tai tượng, keo lá tràm, bời lời (phục vụ trồng rừng sản xuất). Đối với các loại keo lai, các vườn ươm đã chú trọng phát triển các giống cây giâm hom vì có ưu thế vượt trội về thời gian sinh trưởng, chất lượng gỗ và năng suất so với các loại cây trồng rừng truyền thống. 
Nhằm tránh tình trạng người trồng rừng đưa vào trồng những giống cây không rõ nguồn gốc như nhiều năm trước, Chi cục Lâm nghiệp đã chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, kiểm định chất lượng hạt, cây giống ngay từ lúc chuẩn bị vụ ươm. “Chúng tôi luôn thường xuyên kiểm tra theo định kỳ hoạt động của các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Vì thế mỗi khi có đơn vị nào sai phạm thì chúng tôi sẽ nhanh chóng có biện pháp nhắc nhở kịp thời. Mấy năm gần đây, các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động rất tốt, các vườn ươm luôn đảm bảo chất lượng, kỹ thuật đề ra”, ông Hoàng Đức Doanh cho biết. 
Sau mùa thu hoạch rừng trồng sản xuất, người dân đã thu dọn thực bì hoàn tất, phát quang rừng trồng để tiến hành làm đất cho vụ trồng rừng mới. Nhiều hộ sau khi khai thác xong rừng tràm, keo lai đã thu về hàng trăm triệu đồng nên đã thuê nhân công làm đất cho vụ trồng rừng mới. “Mùa trồng rừng mới sắp bắt đầu nên chúng tôi đều muốn giải quyết cho xong khâu làm đất, hố trồng để công tác trồng rừng mới được đảm bảo”, ông Hồ Văn Thiêm ở xã Linh Thượng, huyện Gio Linh cho biết. 
Công tác rà phá bom mìn cũng được chú trọng để làm “sạch” đất nhằm chuẩn bị tốt cho mùa trồng rừng. Đến nay, có trên 772 ha đất rừng được nghiệm thu đã rà phá xong bom mìn, trong đó Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải 192 ha; Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn 98 ha; số còn lại tập trung ở các vùng như Vĩnh Ô (Vĩnh Linh); Linh Thượng (Gio Linh); vùng Cùa (Cam Lộ)...
Tính đến thời điểm này, các địa phương nằm trong kế hoạch trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất như Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong đều hoàn thành xong việc dọn thực bì, cơ bản hoàn tất việc đào hố trồng. Với thời tiết mưa ẩm như vừa qua sẽ rất thuận lợi cho công tác chuẩn bị trồng rừng sắp tới. Đất rừng sau mỗi đợt mưa sẽ tích lũy nước, tơi xốp hơn tạo điều kiện cho cây con sinh trưởng và phát triển tốt. 
Ông Hồ Văn Khâm, xã Linh Thượng, huyện Gio Linh cho biết: “Năm nay, gia đình tôi dự kiến trồng 3 ha keo tai tượng. Giờ cây giống đã đặt mua rồi, thực bì cũng dọn xong chỉ còn hoàn tất tiếp việc đào hố trồng nữa là tiến hành trồng. Mấy hôm nay mưa lớn khiến đất mềm và tơi xốp nên việc đào hố trồng rất dễ dàng. Gia đình tôi đặt nhiều hy vọng cho mùa trồng rừng mới này”. 
Bên cạnh đó, Chi cục Lâm nghiệp tiếp tục chú trọng công tác quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nhằm nâng cao diện tích, năng suất lẫn chất lượng góp phần phát triển kinh tế của người dân và đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Tích cực hướng dẫn người trồng rừng tại các huyện nắm vững kỹ thuật trồng rừng để hướng đến gia nhập nhóm sản xuất đạt chứng chỉ rừng FSC (quản lý rừng bền vững). 
Theo thông lệ quốc tế, giá gỗ bán từ rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC trung bình ở mức từ 150 đến 200 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với rừng bình thường. Quảng Trị là địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện mô hình canh tác rừng theo quy trình văn minh và thân thiện với môi trường này. 
Theo số liệu từ Chi cục Lâm nghiệp Quảng Trị, phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có hơn 42.000 ha rừng trồng theo tiêu chí FSC. Đến nay có trên 350 hộ dân ở 3 huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Triệu Phong tham gia với tổng diện tích rừng trồng được cấp FSC gần 900 ha. Ngoài ra Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải cũng đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng vào năm 2011. 
Ông Hoàng Đức Doanh cho biết thêm: “Mô hình này được xây dựng trên nguyên tắc các hộ gia đình tự nguyện tham gia và liên kết với nhau thành các nhóm, cùng thống nhất với nhau về phương án tổ chức và phương thức thực hiện. Hàng năm, các nhóm đều có kết nạp thêm thành viên mới và các nhóm hộ mới tham gia được đưa vào đánh giá, được cấp mở rộng chứng chỉ nếu như các nhóm hộ thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và tiêu chí của quản lý rừng bền vững”. 
Chứng chỉ FSC không những thúc đẩy việc quản lý rừng trên địa bàn tỉnh mà còn vươn ra tầm thế giới, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao lợi ích về mặt xã hội và kinh tế. Có như vậy việc trồng rừng của người dân trên địa bàn tỉnh mới chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn. 
         Trong năm nay, Chi cục Lâm nghiệp còn tập trung khai thác tốt dự án JICA2 năm 2015, theo đó sẽ tiến hành trồng 1.160 ha rừng phòng hộ; bảo vệ rừng phòng hộ chuyển tiếp 2.500 ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên chuyển tiếp 1.500 ha; khoanh nuôi có bổ sung chuyển tiếp 100 ha; khoanh nuôi có trồng bổ sung mới 100 ha. Ngoài ra, chi cục còn xây dựng 3 trạm bảo vệ rừng, xây dựng 51 km đường ranh cản lửa, 4 chòi canh lửa để đảm bảo tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng lâu dài. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, chắc chắn mùa trồng rừng mới năm 2015 sẽ gặp nhiều thuận lợi và hứa hẹn thêm những thành công mới.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn/