• Ảnh 20
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 22
  • Ảnh 11
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 5
  • Ảnh 14
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 15
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 8
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 6
  • Ảnh 2
  • Ảnh 16
  • Ảnh 21
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 1
  • Ảnh 17
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 12
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 7
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 23
  • Ảnh 11
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 3
  • Ảnh 10
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 13
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 18
  • Ảnh 19
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 9
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Hòa Bình: Trồng rừng chất lượng cao bền vững

16/11/2015
 Mấy năm nay, công ty đã chú trọng đầu tư, tìm tòi áp dụng các mô hình sản xuất kinh doanh tiên tiến từng bước hình thành chuỗi dây chuyền khép kín từ trồng rừng, tiêu thụ sản phẩm và chế biến.
Bắt đầu năm 2012, công ty thực hiện quy trình tiêu chuẩn FSC của Tổ chức quản lý rừng bền vững thế giới- đang được các đơn vị thành viên của Tổng Công ty Lâm nghiệp triển khai có hiệu quả. Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình Nguyễn Trung Thắng giới thiệu: Việc áp dụng thực hiện các công nghệ, tiêu chuẩn trồng rừng mới sẽ là xu hướng tất yêu của trồng rừng kinh tế bền vững ở tất cả các quốc gia. Tiêu chuẩn này là quy trình chặt chẽ đặt mục tiêu bảo đảm hài hòa cả ba yếu tố là kinh tế- xã hội và môi trường.
Tức là trước đây trồng rừng chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế, thực hiện theo tiêu chuẩn FSC phải quan tâm đến môi trường và xã hội. Theo tiêu chuẩn này việc thực hiện quản lý, trồng rừng phải tuân thủ tới 254 chỉ số kỹ thuật khá phức tạp. Việc trồng rừng phải bảo đảm chất lượng từ cây giống, các quy trình chăm sóc, thời gian thu hoạch. Việc khai thác, chế biến gỗ phải tuân thủ quy hoạch, thời gian khai thác kéo dài khoảng 8- 10 năm/  chu kỳ cây. Bù lại khối lượng sản phẩm tốt hơn và đầu ra ổn định hơn.
Đối với người lao động ban đầu bỡ ngỡ vì từ trồng rừng truyền thống, nay phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tình, trồng, chăm sóc, quản lý và khai thác sản phẩm cũng đã đi vào nề nếp. Công ty đã đầu tư trên 100 tỷ đồng để trồng rừng nguyên liệu, tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm cán bộ, công nhân lao động, hàng nghìn hộ có thêm thu nhập từ trồng rừng. Qua nhiều lần kiểm tra, rà soát, công ty đã được cấp chứng chỉ FSC của Tổ chức quản lý rừng thế giới.
Hiện công ty đang quản lý chặt chẽ diện tích rừng được giữ lại với tổng diện tích trên 8000 ha, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trong đó có 1000 ha rừng nguyên sinh được bảo vệ nghiêm ngặt, còn lại toàn bộ diện tích được giao quản lý được vận hành theo mô hình tiêu chuẩn FSC. Tính ra thu nhập từ trồng rừng chu kỳ 9 năm, thu nhập 100 triệu đồng/ha.
Vị thế, thương hiệu sản phẩm rừng được nâng lên mở ra cơ hội đưa sản phẩm gỗ thâm nhập những thị trường khó tính của Châu Âu và Mỹ. Sản phẩm gỗ rừng của Công ty đã ký kết ổn định đến năm 2018. Việc thực hiện trồng và quản lý rừng theo tiêu chuẩn FSC sẽ giúp công ty có điều kiện thu hút các nguồn lực của các tổ chức doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện liên danh, liên kết để trồng chế biến sản phẩm từ rừng.
Để bảo đảm nguồn cây giống có chất lượng tốt, công ty đã đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng nhà nuôi cấy mô, sản xuất cây giống có chất lượng cao hiện đã đã đi vào hoạt động khá tốt. Ngoài việc cung cấp cho công nhân, người lao động công ty, cơ sở năm 2015 này đã cung cấp 1,6 triệu cây trồng bảo đảm chất lượng cho thị trường, tới đây sẽ hoạt động hết năng lực đạt khoảng 2 triệu cây/năm.
Hiện Công ty MTV Lâm nghiệp đang tiếp tục đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ mới, thử nghiệm và sản xuất những loại giống cây rừng có chất lượng, cung ứng cho thị trường sản phẩm tốt, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh và một số vùng lân cận.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn/