• Ảnh 1
  • Ảnh 12
  • Ảnh 18
  • Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 2
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 19
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 11
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 21
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 20
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 13
  • Ảnh 22
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 23
  • Ảnh 9
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 17
  • Ảnh 3
  • Ảnh 7
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 14
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 8
  • Ảnh 6
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 16
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 5
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 11
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Kon Tum: Đồng bào dân tộc thiểu số xã Ia Chim đồng lòng giữ rừng nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

08/07/2021
Bảy năm hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã giúp đời sống bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Ia Chim (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) ngày một được nâng cao. Nhận thức được lợi ích từ việc tham gia quản lý, bảo vệ rừng nên bà con nơi đây thêm yêu và gắn bó với rừng.

Những ngày cuối tháng 6/2021, đứng dưới tán rừng xanh rợp bóng mát khiến thời tiết nắng, nóng của Kon Tum trở nên dễ chịu hơn. Ông Thưnh (thôn Plei Weh, xã Ia Chim) cùng với một vài hộ dân trong làng đang cùng nhau đi thả dê, kết hợp tuần tra, kiểm tra diện tích rừng cung ứng DVMTR được giao quản lý, bảo vệ.

Ông Thưnh cho biết, gia đình ông được giao bảo vệ 7,01 ha rừng từ năm 2014. Mỗi năm ông được nhận hơn 3 triệu đồng tiền chi trả DVMTR. Nhận được tiền chi trả DVMTR năm đầu tiên, ông chỉ dùng một ít để chi tiêu trong gia đình. Phần còn lại cộng vay mượn thêm, ông mua được 2 cặp dê sinh sản. Đến nay, đàn dê nhà ông Thưnh đã tăng lên 20 con.

Hộ gia đình được nhà nước giao đất, giao rừng đi tuần tra, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng

“Vừa rồi, tôi bán bớt vài con, đã trả hết nợ, mua thêm 1 cặp heo giống và còn dư để sắm sửa trong gia đình. Hàng ngày, tôi và vợ thay nhau dẫn đàn dê đi thả trong rừng được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ, vừa kết hợp trông coi rừng, không cho các đối tượng xấu vào chặt cây hay đốt phá”, ông Thưnh chia sẻ.

Thấy mô hình nuôi dê của ông Thưnh đạt hiểu quả kinh tế, ông Líp (thôn Plei Weh) cũng làm theo. Tháng 6/2020, ông Lip dùng toàn bộ 3,5 triệu đồng tiền chi trả DVMTR nhận được để mua 2 con dê. Đến nay, sau một năm chăn nuôi, đàn dê của ông Líp đã có 9 con.

Nhận thấy những lợi ích khi tham gia quản lý, bảo vệ rừng, bà con dân tộc Jarai ở thôn Plei Bur (xã Ia Chim) cũng tích cực tuần tra, kiểm soát rừng được giao. Ông A Hrok (thôn Plei Bur) cho hay, những năm trước, dân làng còn phát hiện các đối tượng khai thác gỗ rừng và báo cho chính quyền địa phương xử lý. Nhưng đến nay, rừng không còn bị khai thác trộm nữa. Bà con cũng tích cực bảo vệ rừng tốt hơn để được hưởng nhiều hơn tiền chi trả DVMTR.

Ông Nguyễn Quốc Hưng - Chủ tịch UBND xã Ia Chim cho biết, hiện xã Ia Chim có 26 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia quản lý, bảo vệ rừng, với tổng diện tích 168,9 ha. Xã Ia Chim đang tiến hành lập thủ tục giao 49,85 ha rừng cho cộng đồng thôn Plei Weh quản lý, bảo vệ.

“Chính sách chi trả DVMTR giúp bà con có động lực để quản lý, bảo vệ rừng; thường xuyên đi kiểm tra diện tích rừng được giao. Tiền DVMTR giúp bà con dân tộc thiểu số đầu tư chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã”, ông Hưng nhận định.

Nhằm nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư thôn và người dân về ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, thực hiện chính sách chi trả DVMTR, trong 6 tháng đầu năm 2021, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã tổ chức 3 hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về kỹ thuật trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR cho chủ rừng là UBND xã, thị trấn với khoảng 225 lượt người tham gia.

Ngoài ra, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum còn phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, các Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng là tổ chức, UBND xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh tổ chức 7 hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng kết hợp tập huấn quản lý, sử dụng tiền DVMTR cấp xã với khoảng 742 lượt người tham gia.

Ông Hồ Thanh Hoàng - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum nhấn mạnh: “Chính sách chi trả DVMTR đã mang lại hiệu quả tích cực đến công tác bảo vệ và phát triển rừng; giảm đáng kể số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng. Từ đó, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, góp phần tích cực giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội được ổn định ở các địa bàn dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Kon Tum”.
Nguồn: Quế Mai/Báo Tài nguyên&Môi trường điện tử