• Ảnh 12
  • Ảnh 1
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 3
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 17
  • Ảnh 20
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 7
  • Ảnh 14
  • Ảnh 13
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 21
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 15
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 16
  • Ảnh 6
  • Ảnh 2
  • Ảnh 5
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 22
  • Ảnh 8
  • Ảnh 19
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 9
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 11
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 23
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 10
  • Ảnh 18
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Lễ cúng Thần rừng – nét đẹp trong tập quán giữ rừng của người J’rai ở xã Ia Pếch

25/03/2021
Vừa qua, tại khu vực suối Ia Cor, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, cộng đồng 02 làng giáp rừng Ograng và De Chí đã cùng nhau tổ chức lễ cúng thần rừng. Đây là dịp để Già làng cúng tế, cầu xin Thần rừng cho dân làng mạnh khoẻ, bình an, bội thu mùa vụ và cầu nguyện tiếp tục duy trì tốt công tác bảo vệ rừng ở địa phương.

Tham dự buổi Lễ có đại diện của Huyện uỷ, UBND, Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Gia Lai và đông đảo bà con các làng trên địa bàn xã Ia Pếch.


Được biết, từ lâu, đồng bào dân tộc J’rai ở 2 làng Ograng và De Chí sống gắn bó với rừng, trông coi rừng và bảo vệ rừng như một loại trách nhiệm thiêng liêng và cao quý. Điều này được thể hiện trong hương ước của 2 làng và được người dân nhắc nhở nhau thực hiện. Theo các Già làng nơi đây, rừng còn thì bản làng còn, không ai được làm hại rừng.  Do đó, Lễ Cúng thần rừng cũng được 2 làng chú trọng, trở thành nghi lễ truyền thống lâu đời của người J’rai trên địa bàn xã.


Từ sớm, mọi người trong làng đã men theo lối mòn đi vào khu vực suối Ia Cor và tổ chức nướng cơm lam, luộc gà, nướng thịt để cúng thần linh. Sau khi bày biện đủ các lễ nghi cần thiết, Già làng Siu Tơi với gương mặt trang nghiêm thay mặt bà con dân làng dâng lễ vật là cung, nỏ, ché rượu cần, ống cơm lam, thịt gà, heo,… cầu khấn, tạ ơn Thần rừng năm qua đã bảo vệ mùa màng, bảo vệ nguồn nước và mong muốn Thần rừng sẽ tiếp tục chúc phúc cho dân làng được mưa thuận gió hòa, con người mạnh khỏe, cuộc sống bình an, mùa vụ, gia súc bội thu trong năm mới và hứa sẽ bảo vệ rừng bằng mọi giá để Thần rừng luôn bên cạnh dân làng như ngàn năm qua.

Với chị Rơ Châm H’leo, một người dân làng Ograng thì: Hôm nay là một ngày hội của làng. Mọi người trong nhà tôi đều dậy sớm để tham gia. Mọi người như thế nào thì tôi không biết, gia đình tôi dâng lễ vật cúng Thần rừng là những ống cơm lam do chúng tôi nấu. Nhờ Già làng Siu Tơi gửi đến thần linh để phù hộ cho chúng tôi…


Nhân dịp này, hệ thống chính trị của xã cũng lồng ghép việc tuyên truyền cho cộng đồng dân cư thôn về công tác bảo vệ rừng thông qua các hành động thiết thực như không chặt cây rừng trái phép, không săn bắt thú rừng, sử dụng lửa an toàn trong rừng và báo ngay cho lực lượng bảo vệ rừng của xã khi có người lạ vào rừng.


Trao đổi với ông Ngô Khôn Tuấn, chủ tịch UBND xã Ia Pếch, được biết: Tháng 3 hàng năm, dân làng tổ chức lễ Cúng Thần rừng. L này là dịp để gắn kết con người với cánh rừng xã, với tâm linh, tín ngưỡng, mang lại những giá trị nhân văn sâu sắc. Đồng thời, đây là một tục lệ tốt đẹp, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng trong thực hiện pháp luật, giữ rừng bền vững để hưởng lợi từ rừng.


Hiện nay, toàn địa bàn xã Ia Pếch đang quản lý, bảo vệ hơn 605 ha rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, bình quân nhận khoảng 200 triệu đồng/năm tiền dịch vụ môi trường rừng. Việc quản lý, bảo vệ rừng được chính quyền xã Ia Pếch xem là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương, là một trong những tiêu chí để đánh giá Nông thôn mới của xã Ia Pếch. Với nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng nhận được, chính quyền xã Ia Pếch đã thành lập 02 tổ đội (14 người) để thường xuyên tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng. Các thành viên của 2 tổ này là người của 02 làng Ograng và De Chí. Ông Nay Duy, thành viên tổ tuần tra cho biết: Chúng tôi luôn phân công nhau thực hiện tuần tra, phòng chống cháy rừng theo chỉ đạo, phân công của lãnh đạo xã. Trách nhiệm các thành viên rõ ràng, quyền lợi được bảo đảm nên rừng của xã hầu như không bị xâm hại.


Ông Đỗ Văn Đông phó chủ tịch UBND huyện Ia Grai đánh giá: Ia Pếch là một trong những xã luôn đi đầu trong tác bảo vệ rừng của huyện. Mô hình Cúng Thần rừng này của người dân và chính quyền Ia Pếch rất đáng trân trọng, chúng tôi cũng khuyến khích nhân rộng mô hình để người dân các địa phương khác hiểu hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của chính bản thân họ đối với việc bảo vệ rừng hôm nay, bảo vệ môi trường sống trong tương lai.
Nguồn: Bài, ảnh: Mộng Thường - Thế Nam/Quỹ BV&PTR tỉnh Gia Lai