• Ảnh 8
  • Ảnh 16
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 7
  • Ảnh 15
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 17
  • Ảnh 20
  • Ảnh 1
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 6
  • Ảnh 9
  • Ảnh 18
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 3
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 13
  • Ảnh 23
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 12
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 5
  • Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 21
  • Ảnh 22
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 2
  • Ảnh 19
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 11
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 11
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Hiệu quả kinh tế dưới tán rừng

19/03/2021
Qua gần 10 năm hoạt động, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum không những tạo nhiều chuyển biến trong nhận thức của xã hội đối với chính sách chi trdịch vụ môi trường rừng mà qua đó còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế người dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn địa phương.


Người dân thôn Đăk Dơn, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng.

Hiệu quả kinh tế dưới tán rừng

A Chên - một thanh niên đồng bào dân tộc Xơ Đăng, trú tại thôn Đăk Dơn, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông cho biết, gia đình anh được giao nhận khoán rừng khoảng 10 ha. Từ ngày được giao rừng, kinh tế của gia đình cũng được cải thiện đáng kể. “Mỗi năm, bình quân số tiền Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) của tỉnh thông qua chủ rừng đã chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (MTR) đối với công chăm sóc, bảo vệ 10 ha rừng của gia đình khoảng 10 triệu đồng. Từ nguồn này, gia đình có thêm điều kiện để cải thiện sinh kế dưới tán rừng, tăng thu nhập”- A Chên cho biết.

Còn với A Diệp (cùng thôn với A Chên) thông tin, hiện tại ở thôn Đăk Dơn có nhiều hộ dân được nhận khoán rừng và kinh tế đi lên từ cải thiện sinh kế dưới tán rừng nhận khoán. Trong đó, đa số các hộ chăn nuôi, trồng cây dược liệu, nhất là các loại sâm và một số cây trồng khác dưới tán rừng.

Theo ông Hồ Thanh Hoàng- Giám đốc Quỹ BV&PTR tỉnh Kon Tum, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có hơn 100 đơn vị, tổ chức quản lý và hơn 3,5 ngàn hộ nhận khoán giao rừng trên 384.000 ha rừng cung ứng dịch vụ MTR.

“Ngoài các đơn vị, tổ chức được giao quản lý rừng, đến nay hơn 3,5 ngàn hộ nhận khoán rừng là lực lượng không nhỏ có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Bằng nguồn chi trả dịch vụ MTR, Quỹ BV&PTR tỉnh Kon Tum mỗi năm đã chi trả hàng trăm tỉ đồng đến các chủ rừng và hộ cá nhân chăm sóc, bảo vệ rừng. Từ nguồn kinh phí này, người chăm sóc và bảo vệ rừng tiếp tục đầu tư phát triển thêm rừng cũng như cải thiện kinh tế, ổn định cuộc sống dưới tán rừng nhận giao khoán”- ông Hồ Thanh Hoàng- Giám đốc Quỹ BV&PTR tỉnh Kon Tum khẳng định.

Nỗ lực chi trả dịch vụ môi trường rừng

Được thành lập từ tháng 10/2011 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 02/2012, Quỹ BV&PTR tỉnh Kon Tum có chức năng, nhiệm vụ thu ủy thác tiền dịch vụ MTR của các đơn vị sử dụng dịch vụ, trong đó chủ yếu là các nhà máy thủy điện; nhà máy sản xuất và cung ứng nước sạch; nhà máy sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước và chi trả cho các chủ rừng theo các lưu vực của từng nhà máy.

Ngoài ra, Quỹ này cũng thực hiện thu tiền trồng rừng thay thế của các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp và giải ngân cho các chủ rừng, kể cả người dân được nhận giao khoán bảo vệ và chăm sóc rừng để tổ chức trồng lại rừng theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh.

“Thông qua hoạt động của Quỹ BV&PTR, công tác quản lý, BV&PTR của các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh được đầu tư, góp phần duy trì ổn định khoảng 384.000 ha rừng cung ứng dịch vụ MTR. Nhờ đó đã giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước tại địa phương đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra, từ nguồn tiền chi trả dịch vụ MTR, nhiều hộ dân đã có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh”- ông Hồ Thanh Hoàng, Giám đốc Quỹ BV&PTR tỉnh Kon Tum cho biết.

Theo báo cáo của Quỹ BV&PTR tỉnh Kon Tum, riêng trong năm 2020, tổng nguồn thu tiền dịch vụ MTR của tỉnh đạt khoảng 218 tỷ đồng. Trong đó, Trung ương điều phối gần 179 tỷ đồng và thu nội tỉnh hơn 39 tỷ đồng. Số tiền chi trả cho các chủ rừng khoảng 200 tỷ đồng, đơn vị đã tạm ứng 70% số tiền trên cho các chủ rừng, hiện nay đang tiến hành chi trả số tiền còn lại cho các chủ rừng, góp phần bảo vệ rừng.

Để đảm bảo công tác thu chi tiền dịch vụ MTR, Quỹ BV&PTR tỉnh đã chủ động thực hiện nhiệm vụ và phối hợp với các sở, ban ngành ban hành hoặc tham mưu UBND tỉnh phê duyệt, ban hành các tài liệu, văn bản thực hiện hoặc hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ MTR trên địa bàn tỉnh theo các quy định của Nhà nước.

Đơn vị cũng triển khai chi trả tiền dịch vụ MTR không dùng tiền mặt sau khi phối hợp với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh tỉnh Kon Tum và chính quyền địa phương triển khai thực hiện mở tài khoản ngân hàng cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất, giao rừng quản lý bảo vệ rừng.

Theo đó đến nay, tại Kon Tum đã có 3.426 tài khoản được mở; trong đó có 3.384 tài khoản cá nhân cho 3.392 hộ gia đình và 42 tài khoản cộng đồng dân cư thôn. Thông qua các tài khoản này, Quỹ BV&PTR tỉnh đã chi trả không dùng tiền mặt 30,2 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 94,1% so với tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng được chi trả cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn.

Việc chi trả tiền dịch vụ MTR qua tài khoản ngân hàng kể trên vừa đảm bảo sự minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí, giảm thiểu sử dụng tiền mặt, đảm bảo sự an toàn trong quá trình chi trả và phù hợp với xu thế hiện nay. Đặc biệt, thông qua nguồn tiền chi trả dịch vụ MTR, người dân có thêm thu nhập, góp phần cải thiện sinh kế gia đình. Cụ thể, trong năm 2020, Quỹ đã chi trả cho 3.426 hộ gia đình hơn 28,2 tỷ đồng và 43 cộng đồng dân cư thôn gần 3,9 tỷ đồng; thu nhập hàng năm bình quân mỗi hộ gia đình khoảng 8,2 triệu đồng/hộ/năm; mỗi cộng đồng dân cư thôn khoảng 89,7 triệu đồng/cộng đồng/năm.

“Đây là một nguồn thu tương đối lớn so với thu nhập của các hộ gia đình sống trong rừng và gần rừng, tăng giá trị hưởng lợi trực tiếp từ rừng, đảm bảo cải thiện cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, từ đó đã huy động được đông đảo người dân tham gia bảo vệ rừng”- ông Hồ Thanh Hoàng, Giám đốc Quỹ BV&PTR tỉnh Kon Tum nhận xét.


                      Người nhận khoán giao rừng tỉnh Kon Tum nhận tiền chi trả từ dịch vụ môi trường rừng
Phát huy kết quả đạt được, năm 2021 Quỹ BV&PTR tỉnh Kon Tum dự kiến thu hơn 298 tỷ đồng và chi hơn 301 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí chi trả cho các chủ rừng là tổ chức, các UBND xã, thị trấn và các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hơn 256 tỷ đồng.

Theo ông Hồ Thanh Hoàng, để tiếp tục thực hiện chính sách chi trả dịch vụ MTR trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả, Quỹ BV&PTR tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách theo quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Tăng cường tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ MTR bằng các hình thức khác nhau gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng; kết hợp tập huấn quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ MTR tại cộng đồng dân cư thôn nhằm giúp người dân cải thiện sinh kế và nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là của người dân sống gần rừng, khuyến khích người dân tích cực tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng và thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ MTR.

Nguồn: Đình Tăng/Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam