• Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 15
  • Ảnh 5
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 1
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 8
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 13
  • Ảnh 18
  • Ảnh 20
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 3
  • Ảnh 10
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 2
  • Ảnh 22
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 17
  • Ảnh 7
  • Ảnh 9
  • Ảnh 14
  • Ảnh 12
  • Ảnh 11
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 21
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 19
  • Ảnh 23
  • Ảnh 16
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 6
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Trung Ương

Việt Nam nỗ lực để được chi trả giảm phát thải từ bảo vệ và phát triển rừng

28/09/2017

Quỹ Đối tác carbon trong lâm nghiệp/Ngân hàng Thế giới đã cam kết chi trả cho nỗ lực giảm phát thải sau khi thẩm định kết quả thực hiện là 10,3 triệu tấn CO2 quy đổi, tương đương với 60 triệu USD.

Ngày 27/9, tại Hà Nội, dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam giai đoạn 2” đã tổ chức hội thảo “Tham vấn quốc gia về văn kiện Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ (ER-PD)” nhằm lấy ý kiến lần cuối để hoàn hiện Văn kiện trước khi chính thức gửi Quỹ Đối tác carbon trong lâm nghiệp (FCPF) vào cuối tháng 11/2017 và bảo vệ tại cuộc họp Quỹ Carbon (CF16) vào tháng 12/2017. 

Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ là Chương trình REDD+ cấp vùng thực hiện đầu tiên ở nước ta, với tham vọng giảm phát thải khí và tăng cường hấp thụ khoảng 33,06 triệu tấn CO2 quy đổi.

Quỹ Đối tác carbon trong lâm nghiệp/Ngân hàng Thế giới đã cam kết chi trả cho nỗ lực giảm phát thải sau khi thẩm định kết quả thực hiện là 10,3 triệu tấn CO2 quy đổi, tương đương với 60 triệu USD trong thời gian 6 năm thực hiện chương trình (từ năm 2018 đến năm 2024). 

Theo ông Nguyễn Văn Hà, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Lâm nghiệp, Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ có ý nghĩa đặc biệt, giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của rừng.

Về kinh tế, rừng không chỉ mang lại nguồn thu từ lâm đặc sản, dịch vụ môi trường rừng như hiện nay mà còn là nguồn được chi trả giảm phát thải do bảo vệ và phát triển rừng mang lại. 

Đây là chương trình được chi trả sau khi kết quả thẩm định minh bạch nên nguồn kinh phí để thực hiện Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ cần được bố trí từ các chương trình/dự án bảo vệ và phát triển rừng hiện có. 

Văn kiện Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ được thiết kế dựa trên các yêu cầu: giải quyết các nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng; phù hợp và đóng góp vào các chiến lược và chính sách quốc gia; chi trả dựa trên kết quả; tự ứng trước để đầu tư thực hiện… Văn kiện có 4 hợp phần, 10 tiểu hợp phần và 28 hoạt động chính. 

Nếu văn kiện được Quỹ Đối tác carbon trong lâm nghiệp thông qua, Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (thay mặt Quỹ Đối tác carbon trong lâm nghiệp) sẽ thương thảo và ký kết Hiệp định chi trả Giảm Phát thải (ERPA) để thực hiện chương trình.

Đây sẽ là hoạt động quan trọng góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về REDD+, Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, đồng thời thể hiện trách nhiệm và nỗ lực giảm phát thải khí nhà kinh ở Việt Nam với cộng đồng quốc tế. 

Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ (6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) bao gồm gần như toàn bộ diện tích rừng lá rộng thường xanh hiện nay của Việt Nam và một số khu vực đa dạng sinh học có tầm quan trọng toàn cầu. Vùng Bắc Trung bộ có độ che phủ rừng là 57% (2,9 triệu ha), trong đó 74% là rừng tự nhiên (2,1 ha). 

Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam giai đoạn 2” được Quỹ Đối tác carbon trong lâm nghiệp tài trợ không hoàn lại, ủy thác qua Ngân hàng Thế giới với 5 triệu USD, thực hiện từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2019. 

Nguồn: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN