• Ảnh 10
  • Ảnh 2
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 19
  • Ảnh 17
  • Ảnh 3
  • Ảnh 16
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 12
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 23
  • Ảnh 1
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 8
  • Ảnh 7
  • Ảnh 11
  • Ảnh 22
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 11
  • Ảnh 13
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 5
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 15
  • Ảnh 20
  • Ảnh 18
  • Ảnh 6
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 21
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 9
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 14
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Giới thiệu chung về ERPA

Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu (2015) khuyến khích các quốc gia hành động để thực hiện và hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm thông qua chi trả dựa trên kết quả (Điều 5). Tính đến năm 2018, có 88 quốc gia, chiếm 56% lượng khí thải toàn cầu đã thực hiện hoặc có kế hoạch thực hiện các cơ chế định giá các-bon để đạt được cam kết đã nêu trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Với xu thế của thế giới, cơ hội phát triển dịch vụ môi trường rừng đối với mua bán tín chỉ các-bon từ rừng là tất yếu. Ở Việt Nam, Luật Lâm nghiệp năm 2017 có quy định dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng.

Việt Nam là thành viên của Quỹ Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) từ năm 2008 và đã được FCPF (Quỹ Sẵn sàng) hỗ trợ triển khai Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ (Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng) tại Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2020. Dự án nhằm mục tiêu xây dựng năng lực tổ chức và kỹ thuật cho các cơ quan liên quan ở trung ương và 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) để chuẩn bị thực hiện REDD+ và góp phần vào việc xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống tổ chức và năng lực kỹ thuật để quản lý, điều phối và điều hành hiệu quả các chương trình và dự án REDD+.

Trên cơ sở Đề án giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng được FCPF (Quỹ Các-bon) đưa vào danh mục chi trả dựa vào kết quả và đã được thông qua tại Nghị quyết số CFM/17/2018/2 ngày 01/02/2018 bởi Hội đồng Quỹ Các-bon, ngày 22/10/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tư cách là Cơ quan thực hiện Chương trình và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) (thuộc nhóm Ngân hàng thế giới - WB) với tư cách là Bên nhận ủy thác của FCPF đã ký Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (tên tiếng anh Emission Reductions Payment Agreement, viết tắt là ERPA) tại Hà Nội.

ERPA nhằm chuyển nhượng lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn các-bon đi-ô-xít tương đương (CO2e) ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024 cho FCPF, với tổng số tiền là 51,5 triệu đô la Mỹ. ERPA gồm Điều khoản chung và Điều khoản thương mại. Điều khoản chung (18 Điều và 3 Phụ lục) gồm các quy tắc và quy định chung được áp dụng cho tất cả quốc gia tham gia ERPA. Điều khoản thương mại (10 Điều và 5 Phụ lục) gồm các điều kiện cụ thể được hai bên cùng đàm phán và thống nhất. Điều khoản thương mại gồm Nhánh A và Nhánh B.

- Nhánh A nhận chuyển nhượng khoảng 5% tổng lượng giảm phát thải, tương đương khoảng 0,51 triệu tấn CO2e và lượng giảm phát thải bổ sung (nếu có).

- Nhánh B nhận chuyển nhượng khoảng 95% lượng giảm phát thải, tương đương khoảng 9,78 triệu tấn CO2e; lượng giảm phát thải này cùng lượng bổ sung (nếu có) sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để sử dụng cho mục đích đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Thời điểm chuyển giao lại cho Việt Nam được xác định sau khi hoàn thành ERPA.

Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) sẽ thực hiện chi trả dựa trên báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả giảm phát thải theo 03 giai đoạn: năm 2018-2019; năm 2020-2022 và năm 2023-2024.

Thực hiện ERPA sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung cho ngành lâm nghiệp để đầu tư trực tiếp vào rừng, hình thành thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường các-bon thế giới, giúp gia tăng thu nhập cho các chủ rừng, người dân và doanh nghiệp thông qua kết quả giảm phát thải, nâng cao năng suất, chất lượng rừng, giá trị sinh thái của rừng, cải thiện sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, giúp nâng cao nhận thức của các bên liên quan về giá trị dịch vụ các-bon rừng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, chủ rừng.

Hơn nữa, thực hiện ERPA sẽ góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện có và nâng cao độ che phủ của rừng vùng Bắc Trung Bộ, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu; thực hiện cam kết của Việt Nam trong thực hiện Thỏa thuận Paris và đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam.