• Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 7
  • Ảnh 17
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 11
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 21
  • Ảnh 10
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 13
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 12
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 5
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 6
  • Ảnh 3
  • Ảnh 19
  • Ảnh 15
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 18
  • Ảnh 16
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 20
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 8
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 11
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 14
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 9
  • Ảnh 1
  • Ảnh 22
  • Ảnh 23
  • Ảnh 2
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Trung Ương

Kết quả 8 tháng đầu năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

31/08/2017

Tại phiên họp Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam diễn ra sáng ngày 30 tháng 8 năm 2017, các thành viên trong hội đồng và ban kiểm soát Quỹ đánh giá cao những kết quả đạt được về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong 8 tháng qua.


Theo báo cáo của Ban điều hành Quỹ, 8 tháng đầu năm, cả nước thu tiền dịch vụ môi trường rừng đạt hơn 1.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân tăng được Quỹ đánh giá là bên cạnh do sản lượng điện 8 tháng đầu năm 2017 tăng hơn so với cùng kỳ năm 2016, số lượng hợp đồng ủy thác ký thêm được, áp dụng đơn giá mới đối với cơ sở sản xuất nước sạch (52 đồng/m3) thì còn do 2 năm gần đây, các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tốt hơn, đúng hạn và đầy đủ hơn. Có thể nói công tác tuyên truyền đã góp phần giúp họ nhận thức đúng về ý nghĩa của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đồng thời việc ban hành Nghị định 41/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ trong đó có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong chi trả dịch vụ môi trường rừng và sự vào cuộc mạnh mẽ của Cục Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm các địa phương đã giúp số tiền dịch vụ môi trường rừng nợ đọng giảm đáng kể so với nhiều năm trước, một số tỉnh đã tiến hành xử phạt như Điện Biên, Lâm Đồng... Đến nay, tổng tiền dịch vụ môi trường rừng còn nợ trên cả nước là 38,9 tỷ đồng (giảm 51% so với cùng kỳ năm 2016) trong đó 7,5 tỷ đồng chưa thu được là tiền dịch vụ môi trường rừng từ năm 2011-2012 do phía EVN chưa có ý kiến phản hồi về hướng xử lý số tiền nợ đọng này như thế nào. Một số nhà máy thủy điện có số tiền nợ đọng tiền dịch vụ môi trường rừng lớn như Nậm Chiến 1 (9,5 tỷ đồng), Đắk Ne (4,9 tỷ đồng), Nậm Chiến 2 (4,3 tỷ đồng), Ea Krongrou (3,5 tỷ đồng), Nậm Công 4 (3,3 tỷ đồng), Pá Chiến (3 tỷ đồng)...

Chi tiết Danh sách các nhà máy thủy điện nợ đọng tiền dịch vụ môi trường rừng đến ngày 25/8/2017 






Trong 8 tháng đầu năm, các tỉnh đã giải ngân được hơn 700 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Về tổ chức bộ máy, có 3 Quỹ Bảo vệ và Phát triển tỉnh mới thành lập (Đồng Tháp, Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu) nâng tổng số Quỹ tỉnh trong cả nước lên 44 Quỹ trong đó 41 Quỹ đã ổn định bộ máy và đảm bảo kinh phí hoạt động. Toàn quốc đã ký được 475 hợp đồng ủy thác dịch vụ môi trường rừng, còn phải ký thêm 13 hợp đồng trong đó trung ương còn 4 hợp đồng của các nhà máy thủy điện Bảo Lâm, Hố Hô, Dầu Tiếng và nhà máy nước Cầu Đỏ và 9 hợp đồng với các nhà máy thủy điện tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bình Định, Kon Tum.

Công tác tham mưu xây dựng văn bản pháp luật luôn được chú trọng, Quỹ đã chủ động phối hợp với Vụ Kế hoạch, Tài chính tham mưu Tổng cục lâm nghiệp xây dựng dự thảo Thông tư thay thế các Thông tư về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (Thông tư 80, 20, 62). Hiện tại dự thảo Thông tư mới đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông cho phép đăng tải trên trang thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Tổng cục lâm nghiệp và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để lấy ý kiến các bên liên quan, dự kiến sẽ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định sau ngày 15/10 năm nay. Bên cạnh đó, Quỹ cũng tích cực phối hợp xây dựng nội dung Luật Bảo vệ và phát triển rừng (phần nội dung liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng và Quỹ),Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư trồng rừng thay thế.

Việc triển khai Nghị định 147/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 99/2010/NĐ-CP cũng được thực hiện thường xuyên, Quỹ luôn phối hợp chặt chẽ với Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để tính toán tiền dịch vụ môi trường rừng với đơn giá mới khi điều chỉnh tăng giá điện. Ngày 30/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định 24/2017/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và ngày 25/7/2017, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 34/2017/QĐ-TTg về khung giá của mức bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016-2020, đây là 2 căn cứ quan trọng để EVN điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân trong thời gian tới (dự kiến sau ngày 10/9/2017). Theo đó, nếu giá bán điện bình quân được điều chỉnh tăng vào Quý IV/2017 thì tiền dịch vụ môi trường rừng sẽ được tính toán vào nguồn thu năm 2018. Kế hoạch thu tiền dịch vụ môi trường rừng dự kiến năm 2018 của cả nước là trên 2.000 tỷ đồng, tăng khoảng 900 tỷ đồng từ thủy điện.

Bên cạnh những kết quả trên, nhờ sự phối hợp, hỗ trợ nghiên cứu của các tổ chức quốc tế (Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam)..., việc triển khai thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng là một trong những kết quả đáng ghi nhận trong 8 tháng đầu năm nay. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để có thể ban hành Quyết định của Thủ tướng áp dụng rộng rãi trên cả nước dự kiến vào năm 2018.

Đối với kết quả thu tiền từ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tính đến hiện tại, số tiền đã nộp về Quỹ là 1.045,68 tỷ đồng/1.423,7 tỷ đồng phải nộp từ 1.026 dự án. Theo đó, hơn 507 tỷ đồng đã được giải ngân để trồng và chăm sóc rừng từ năm 2013-2016 và trồng rừng năm 2017 với tổng diện tích đã trồng là 24.455,6 ha/25.805 ha. Số tiền còn lại tại các Quỹ tỉnh được dùng để tiếp tục chăm sóc rừng đã trồng từ 2014-2016 đồng thời để tiếp tục trồng và chăm sóc rừng trong năm 2017 đã được UBND tỉnh phê duyệt với diện tích còn phải trồng 1.349,4 ha.

Hội nghị sơ kết “Phát triển dịch vụ môi trường rừng bền vững” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức hồi tháng 3/2017 đã đánh dấu mốc quan trọng quá trình 9 năm tổ chức thực hiện Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và 6 năm triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên toàn quốc với rất nhiều thành tựu nổi bật, đáng ghi nhận. Điều đó chứng tỏ rằng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đang ngày càng có sức lan tỏa mạnh đến cộng đồng, được nhiều bên liên quan ủng hộ và đánh giá cao.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn nữa chính sách trong thời gian tới, trên cơ sở những đề xuất, kiến nghị của Ban điều hành Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ sẽ xem xét và sớm thông qua Nghị quyết để làm căn cứ triển khai.

Nguồn: BĐH VNFF