• Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 17
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 13
  • Ảnh 12
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 3
  • Ảnh 11
  • Ảnh 11
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 14
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 7
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 5
  • Ảnh 21
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 16
  • Ảnh 2
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 10
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 23
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 1
  • Ảnh 18
  • Ảnh 15
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 19
  • Ảnh 22
  • Ảnh 6
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 20
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 9
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 8
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Phú Yên: Phụ nữ Tây Hòa phát triển kinh tế từ ươm giống cây rừng

18/08/2015
 Chị Lê Thị Cúc ở khu phố Phước Thịnh (thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa) đang sở hữu gần 2 sào giống cây keo lai tượng. Ước tính, mỗi sào thu được khoảng 5 vạn cây, với giá bán tại vườn là 350 đồng/cây, chị sẽ có thu nhập khoảng 35 triệu đồng.
Theo chị Cúc, lợi thế của việc ươm giống cây rừng là sau 3 tháng có thể xuất bán, tỉ lệ sống của cây giống sau khi ươm đạt tới 98%. “Nhờ có công việc từ ươm giống cây rừng mà kinh tế gia đình tôi đã cải thiện hơn trước rất nhiều”, chị Cúc chia sẻ.
Cũng như chị Cúc, nhiều chị em ở thị trấn Phú Thứ nhận thấy lợi ích của việc ươm giống cây rừng, đã tính toán và quyết định đầu tư phát triển kinh tế từ công việc này. Cùng với lựa chọn nguồn giống, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chị em còn chú trọng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong quá trình ươm và chăm sóc cây.
Vì vậy, chất lượng cây giống luôn đảm bảo, được người trồng rừng và thương lái thu mua. Chị Nguyễn Thị Tuyết, Phó chủ tịch Hội LHPN thị trấn Phú Thứ, cho biết: “Phong trào phát triển kinh tế từ ươm giống cây rừng trong những năm qua đã giải quyết được phần nào lao động nữ nhàn rỗi ở địa phương. Qua đó, chị em có thu nhập, tỉ lệ hộ nghèo của thị trấn cũng giảm đáng kể”.
Theo Chủ tịch Hội LHPN huyện Tây Hòa Phan Thị Liên, hiện nay, trên địa bàn huyện không chỉ có phụ nữ thị trấn Phú Thứ mà phụ nữ ở các xã Hòa Bình 1, Hòa Phong… cũng tích cực ươm giống cây rừng với diện tích gần 2ha.
         Việc chị em đầu tư ươm giống cây lâm nghiệp không chỉ giúp địa phương chủ động, đảm bảo nguồn cây giống chất lượng, mang lại thu nhập đáng kể cho các chị mà còn góp phần đẩy mạnh phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc ở địa phương.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn