• Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 6
  • Ảnh 10
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 11
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 9
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 2
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 22
  • Ảnh 19
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 7
  • Ảnh 12
  • Ảnh 14
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 1
  • Ảnh 17
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 8
  • Ảnh 3
  • Ảnh 23
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 11
  • Ảnh 13
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 18
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 21
  • Ảnh 15
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 16
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 5
  • Ảnh 20
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

An Lão, Bình Định: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng

13/08/2015
 Từ đầu năm 2013 đến nay, UBND huyện An Lão chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý các đối tượng có hành vi chặt phá, lấn chiếm đất rừng; đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm của chủ rừng và người nhận khoán trong công tác QLBVR. Bên cạnh đó, ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về công tác QLBVR, ngăn chặn có hiệu quả việc một số người dân phá rừng tự nhiên để trồng rừng kinh tế.
Đáng chú ý, UBND huyện An Lão thành lập chốt barie tại thôn 3, xã An Toàn để kiểm soát hoạt động khai thác, vận chuyển gỗ và các loại lâm sản tại khu vực rừng nơi đây. Ngoài ra, huyện còn thành lập Đội phản ứng nhanh để kịp thời xử lý các trường hợp khai thác, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép trên địa bàn. Theo thống kê của ngành chức năng huyện An Lão, từ tháng 1.2013 đến tháng 8.2013, lực lượng chức năng trên địa bàn huyện tổ chức 67 đợt tuần tra, kiểm soát và truy quét tại các khu rừng trọng điểm; qua đó phát hiện 46 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu 39m3 gỗ các loại, 22 kg thịt động vật rừng, 12 xe mô tô…
Ông Bùi Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão, cho biết: “Nhờ thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt nên từ đầu năm đến nay, tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng tại địa phương đã giảm đáng kể. So với 8 tháng đầu năm 2012, hiện nay, số vụ vi phạm lâm luật tại An Lão giảm 8 vụ; hiện tượng một số hộ dân phát rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp làm nương rẫy cũng giảm mạnh”.
Tuy chính quyền địa phương và các ngành chức năng có nhiều nỗ lực, nhưng thực tế hiện nay, công tác QLBVR trên địa bàn huyện An Lão vẫn gặp không ít khó khăn, bất cập. Theo ông Bùi Tiến Dũng: Khó khăn nhất hiện nay là các chế tài xử phạt những đối tượng vi phạm chưa thật sự nghiêm minh nên tính răn đe, giáo dục chưa cao. Chính vì vậy, nhiều đối tượng phá rừng sẵn sàng chống đối quyết liệt người thi hành công vụ; tình trạng cán bộ kiểm lâm bị tấn công phải đi cấp cứu tại bệnh viện vẫn còn diễn ra. Ngoài ra, Quyết định số 07/QĐ-TTg (QĐ 07) ngày 8.2.2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng đã có hiệu lực hơn 1 năm nhưng đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể để thực hiện.
Theo thống kê, hiện nay, toàn huyện An Lão có 26 ngàn ha rừng đặc dụng và 22 ngàn ha rừng phòng hộ, nhưng mới chỉ giao cho người dân quản lý, bảo vệ, chăm sóc 21 ngàn ha rừng các loại; diện tích còn lại do ngành chức năng và địa phương quản lý với mức hỗ trợ 100 ngàn đồng /ha/năm. Dự kiến, năm 2013, ngành chức năng tiến hành giao 800 ha đất rừng cho người dân quản lý, sản xuất, nhưng do kinh phí đo đạc chưa có nên đến thời điểm hiện nay vẫn chưa thực hiện.
“Thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, ngành chức năng, chính quyền các xã và chủ rừng tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng. Mặt khác, huyện sẽ đề nghị UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ nguồn kinh phí theo QĐ 07 để các địa phương có điều kiện làm tốt hơn công tác QLBVR. Đồng thời, huyện cũng sẽ trình UBND tỉnh cho phép thành lập một trạm kiểm soát lâm sản tại khu vực xã An Nghĩa để bảo vệ tốt các tiểu khu thuộc địa phận các xã An Toàn, An Nghĩa và An Quang”, ông Dũng cho biết thêm. 
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn