• Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 12
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 13
  • Ảnh 10
  • Ảnh 6
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 2
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 9
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 21
  • Ảnh 22
  • Ảnh 18
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 3
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 1
  • Ảnh 11
  • Ảnh 20
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 14
  • Ảnh 23
  • Ảnh 17
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 7
  • Ảnh 16
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 19
  • Ảnh 5
  • Ảnh 8
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Tuyên Quang: Phát huy hiệu quả lợi thế rừng và đất rừng

17/08/2015
 Để khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai phát triển kinh tế rừng, ngày 2-8-2011 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) đã có Kết luận số 30-KL/TU về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Thực hiện kết luận trên tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.
Trong đó tập trung vào nhiều nội dung quan trọng như đổi mới các doanh nghiệp lâm nghiệp; hoàn thiện hệ thống sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng; thu hút đầu tư, huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp; chi trả dịch vụ môi trường rừng...
Đồng thời, tập trung thực hiện có hiệu quả các quy hoạch về bảo vệ và phát triển rừng, như: Quy hoạch kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2011 - 2020; rà soát cơ cấu, thực hiện quy hoạch lại 3 loại rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất; Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2020; Quy hoạch, bảo tồn và phát triển rừng bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh; Quy hoạch vùng gỗ nguyên liệu cho các Nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa; Giấy Bãi Bằng; Công ty cổ phần Xi măng Tuyên Quang... 
Tiếp đó, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết số 18 về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, xác định rõ, tỉnh tiếp tục thiết lập hệ thống quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích đất lâm nghiệp; đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu thâm canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo cung cấp nguyên liệu ổn định cho Nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa và các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.
Mỗi năm, mục tiêu của tỉnh là hoàn thành trồng mới từ 13.000 - 15.000 ha rừng; đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, áp dụng các giải pháp lâm sinh hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao giá trị thu nhập trên đất sản xuất lâm nghiệp. 
Sau khi hoàn thành kế hoạch phân 3 loại rừng, diện tích rừng đặc dụng toàn tỉnh là 48.899,7 ha, chiếm 11% diện tích đất lâm nghiệp; rừng phòng hộ có 138.442,5 ha, chiếm 31%; rừng sản xuất có 258.505,7 ha chiếm 58%.  Theo đó, đã điều chỉnh diện tích rừng phòng hộ trồng theo Chương trình 327, Dự án 661 sang quy hoạch lại là rừng sản xuất là 23.379,22 ha.
Để người trồng rừng hưởng lợi từ rừng, yên tâm gắn bó với rừng, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 65/QĐ-CT ngày 17-3-2010 và Quyết định số 1770/QĐ-CT ngày 31-12-2012 về việc điều chỉnh quy hoạch phân 3 loại rừng; các đơn vị liên quan cũng đã xây dựng phương án giao rừng trồng thuộc Chương trình 327 và Dự án 661 đã quy hoạch lại là rừng sản xuất sau điều chỉnh phân 3 loại rừng theo các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang.
Giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh trồng được 70.540 ha rừng tập trung, bình quân mỗi năm trồng trên 13.000 ha rừng. Tính đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh có 411.818 ha rừng, tăng thêm 21.670 ha so với năm 2010, đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp hài hòa giữa mục đích kinh tế và phòng hộ môi trường.
Xác định việc sản xuất giống cây lâm nghiệp trên địa bàn là yếu tố quan trọng cho kinh tế rừng phát triển, các đơn vị chức năng trên địa bàn các huyện, thành phố đã tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho các vườn ươm đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống.
Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 22 vườn ươm cây giống có chứng nhận đủ tiêu chuẩn sản xuất giống, đảm bảo giống tốt đáp ứng nhu cầu trồng rừng. Thông qua chính sách thu hút đầu tư, nhiều doanh nghiệp chế biến đi vào sản xuất nâng cao giá trị gỗ rừng trồng và khép kín chu trình tạo lập sự gắn kết trong sản xuất giữa vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến.
Trong tổng số 5 nhà máy, cơ sở chế biến đã được tỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu, đến nay đã có Nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa ban hành cơ chế liên doanh phát triển vùng nguyên liệu. 
Thực hiện Quyết định số 65 và Quyết định số 1770 của Chủ tịch UBND tỉnh về phương án giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp, một đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết đã phê duyệt Phương án giao rừng trên địa bàn 104/104 xã với diện tích 13.689,09 ha. Đến ngày 30-5 - 2015, diện tích đã bàn giao cho người dân là 9.781,98 ha/10.366,05 ha, đạt 94,37% kế hoạch, trong đó diện tích đã cấp giấy là 7.778,27 ha, đạt 56,82% kế hoạch.
Cụ thể, thành phố Tuyên Quang bàn giao được 286,41 ha; Lâm Bình bàn giao được 247,78 ha; Nà Hang bàn giao được 2.461,15 ha; Chiêm Hóa bàn giao được 1.661,78 ha; Hàm Yên bàn giao được 3.653,17 ha; Sơn Dương bàn giao được 2.407,52 ha; Yên Sơn bàn giao được 2.971,29 ha. 
Bên cạnh trồng rừng, công tác bảo vệ rừng được tỉnh đặc biệt coi trọng. Trong 5 năm qua, cùng với việc bảo vệ diện tích rừng hiện có, lực lượng kiểm lâm đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm về lâm luật. Cụ thể, trong 5 năm, lực lượng kiểm lâm xử lý 5.302 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, nhờ đó rừng được bảo vệ tốt hơn.
Để tiếp tục nâng cao giá trị rừng, các đơn vị chức năng đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào trồng, chăm sóc rừng. Theo ông Nguyễn Văn Minh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp, các dự án, đề tài khoa học trong trồng rừng như: mô hình trồng rừng kinh doanh gỗ lớn kết hợp với kinh doanh gỗ nguyên liệu giấy; ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng và thâm canh cây keo; sử dụng giống chè Shan đưa vào trồng rừng phòng hộ; xác định tuổi khai thác hợp lý của cây keo lai làm nguyên liệu giấy; trồng rừng thâm canh bằng giống keo hạt cung cấp nguyên liệu gỗ xẻ; áp dụng khoa học và công nghệ trồng rừng lấy gỗ chế biến gia dụng và xây dựng từ giống keo nhập ngoại... đều hướng tới mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất lâm nghiệp. 
Phấn đấu nâng cao giá trị kinh tế rừng, nâng cao giá trị khai thác từ 60-70 m3/chu kỳ lên 100 m3/chu kỳ, theo Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18-4-2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020, tỉnh ta triển khai mô hình trồng rừng kinh doanh gỗ lớn kết hợp với kinh doanh gỗ nguyên liệu giấy tại các công ty lâm nghiệp.
Mô hình kinh doanh gỗ lớn kết hợp với kinh doanh nguyên liệu giấy, hiện nay Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Sơn Dương đã trồng được 10,7 ha keo tai tượng, đạt 107% kế hoạch.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Công ty đã đăng ký trồng 10 ha rừng kinh doanh gỗ lớn và 10 ha chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ lớn kết hợp với kinh doanh nguyên liệu giấy. Hơn 10 ha rừng trồng gỗ lớn đều là giống keo tai tượng nhập ngoại được Công ty nhập từ Úc về, bảo đảm chất lượng cây giống; mật độ trồng 1.100 cây/ha. Tỉnh đã triển khai đến 5 Công ty Lâm nghiệp thực hiện với tổng diện tích gần 40 ha.
Trong quá trình trồng, áp dụng chế độ thâm canh, không tỉa thưa, tuổi khai thác có thể để từ 12 đến 18 năm. Ngoài ra, các công ty còn thực hiện chuyển hóa rừng gỗ lớn từ rừng nguyên liệu giấy. Tuổi rừng thực hiện chuyển hóa rừng trồng từ 3 đến 4 tuổi, mật độ để lại nuôi dưỡng từ 400 đến 600 cây/ha.
Mô hình trồng rừng gỗ lớn là một trong những giải pháp nhằm tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sản phẩm gỗ chế biến từ rừng trồng, tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu và góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người trồng rừng... thông qua hiệu quả của mô hình, Chi cục Lâm nghiệp có những tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh về chủ trương nhân rộng mô hình kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh.
Nhờ thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, gắn với triển khai các biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, tăng cường trồng rừng sản xuất, tỉnh ta luôn đảm bảo độ che phủ của rừng trên 60%, trở thành một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về độ che phủ của rừng.
           Nhiều năm qua, giá trị sản xuất lâm nghiệp tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 32,8%/năm; hoàn thành mục tiêu thu hút hơn 90.000 lao động tham gia sản xuất lâm nghiệp.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn