• Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 20
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 13
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 23
  • Ảnh 10
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 15
  • Ảnh 2
  • Ảnh 21
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 11
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 19
  • Ảnh 17
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 12
  • Ảnh 1
  • Ảnh 22
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 7
  • Ảnh 18
  • Ảnh 16
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 9
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 8
  • Ảnh 5
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 3
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 6
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 11
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Tháo gỡ khó khăn chi trả dịch vụ môi trường rừng

13/08/2015
 Tỷ lệ giải ngân đạt thấp
Hằng năm, số tiền thu từ dịch vụ này ở các tỉnh trong khu vực khoảng 420 tỷ đồng; nhiều nhất là Lai Châu 160 tỷ đồng, Sơn La 100 tỷ, Điện Biên 95 tỷ... Trong đó, thu qua quỹ của Trung ương khoảng 360 tỷ và các tỉnh tự thu 60 tỷ. Dự kiến, đến năm 2017, khi NM thủy điện Lai Châu đi vào hoạt động thì nguồn thu hàng năm của các tỉnh khu vực Tây Bắc ước khoảng 570 tỷ đồng.
Có thể khẳng định, đây là nguồn thu lớn, ổn định cho khu vực Tây Bắc phục vụ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, từng bước nâng cao và cải thiện đời sống người làm nghề rừng. Song trên thực tế, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR còn gặp rất nhiều khó khăn. Không ít hộ thuộc đối tượng được chi trả chưa thực sự được hưởng lợi từ chính sách đem lại.
Năm 2012, tổng nguồn thu DVMTR ở Tây Bắc đạt trên 421 tỷ đồng (trong đó, quỹ trung ương điều phối 414 tỷ). Tuy nhiên, đến thời điểm này, các quỹ mới giải ngân 265 tỷ cho 45.200 chủ rừng; tỷ lệ giải ngân mới chỉ đạt hơn 73%.
Ngoài một số tỉnh như Lai Châu, Sơn La và Yên Bái làm tốt công tác giải ngân thì các tỉnh còn lại là Điện Biên, Hòa Bình và Lào Cai tỷ lệ giải ngân tiền chi trả DVMTR đạt rất thấp; trong đó tỷ lệ giải ngân thấp nhất là Lào Cai. Đến nay, Lào Cai mới chi trả tiền DVMTR đạt 5,86% kế hoạch.
Tại tỉnh Điện Biên, tiến độ giải ngân có khả quan hơn so với Lào Cai, nhưng tỷ lệ giải ngân vẫn ở mức rất thấp, cũng chỉ đạt 15,6% so với kế hoạch. Tính đến trung tuần tháng 8/2013, Quỹ BV&PTR tỉnh Điện Biên mới chi trả được hơn 13,5 tỷ đồng DVMTR cho 38 chủ rừng, với sự tham gia của 3.645 hộ bảo vệ rừng.
Bà Đinh Thị Thu Hà, GĐ Quỹ BV&PTR tỉnh Điện Biên cho biết: Việc giải ngân tiền chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh đạt thấp. Nguyên nhân chủ yếu do xác định chủ rừng gặp khó khăn. Việc xác định ranh giới, diện tích cho rừng, chủ rừng trong lưu vực cung ứng DVMTR và quá trình rà soát việc giao khoán bảo vệ rừng đến từng chủ rừng trong lưu vực có cung ứng dịch vụ còn chậm. Đây cũng là khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay.
Theo bà Hà, để rà soát, xác định được chủ rừng là cả quá trình rất phức tạp, khối lượng công việc lớn, thuộc phạm vi, ranh giới hành chính của nhiều địa phương, đơn vị, chủ rừng khác nhau. Cần nhiều thời gian, công sức trong khi gặp khó khăn trong việc cân đối, bố trí kinh phí trong việc rà soát, xác định chủ rừng…
Sớm hoàn thiện căn cứ chi trả
Tại cuộc họp triển khai chính sách chi trả DVMTR ngày 23/8 vừa qua, tựu trung ý kiến của lãnh đạo các Quỹ BV&PTR ở Tây Bắc đều cho rằng khó khăn nhất trong công tác chi trả DVMTR là việc xác định chủ rừng. Việc cân đối, bố trí nguồn kinh phí thực hiện việc rà soát, xác định chủ rừng còn bất cập.
Ông Nguyễn Thanh Lĩnh, PGĐ Quỹ BV&PTR Lào Cai cho rằng: Công tác thực hiện dự án rà soát xác định phạm vi ranh giới chủ rừng, phân loại, thống kê đối tượng sử dụng DVMTR đang được tỉnh tiến hành khẩn trương. Tuy nhiên, nguồn vốn thực hiện dự án còn thiếu.
Để đảm bảo tiến độ, đề nghị Quỹ BV&PTR TƯ xem xét, cho phép Quỹ BV&PTR Lào Cai sử dụng nguồn tiền DVMTR năm 2011 để bổ sung thực hiện dự án rà soát, xác định phạm vi ranh giới, phân loại thống kê các đối tượng được chi trả DVMTR. Dự kiến, đến tháng 9/2013 sẽ giải ngân thí điểm chi trả DVMTR cho các chủ rừng tại 2 huyện Bắc Hà và Văn Bàn…
Các đại biểu cũng cho rằng, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại một số địa phương còn hạn chế; công tác chỉ đạo, điều hành chưa quyết liệt, chưa kịp thời, dẫn đến tiến độ triển khai thực hiện Nghị định 99 của Chính phủ còn chậm.
 Việc chi trả DVMTR năm 2012 cho chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng kéo dài, tỷ lệ giải ngân đạt thấp. Nếu vấn đề không được giải quyết kịp thời thì sẽ tác động lớn đến việc huy động nguồn thu, ảnh hưởng tới việc triển khai chính sách trong thời gian tới.
Đánh giá tình hình triển khai chính sách chi trả DVMTR khu vực Tây Bắc, ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, GĐ Quỹ BV&PTR TƯ khẳng định: Qua quá trình triển khai Nghị định 99 của Chính phủ cho thấy, nơi nào có sự quan tâm sát sao, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo các cấp chính quyền và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ban, ngành liên quan trong tỉnh thì nơi đó việc triển khai, vận hành Quỹ BV&PTR, thực hiện chính sách chi trả DVMTR diễn ra nhanh và hiệu quả.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn