• Ảnh 11
  • Ảnh 16
  • Ảnh 21
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 18
  • Ảnh 20
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 2
  • Ảnh 9
  • Ảnh 12
  • Ảnh 6
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 11
  • Ảnh 13
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 8
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 3
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 14
  • Ảnh 5
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 10
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 15
  • Ảnh 19
  • Ảnh 23
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 1
  • Ảnh 17
  • Ảnh 7
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 22
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Hà Giang: Lễ cúng thần Rừng và phong tục giữ rừng của dân tộc Pu Péo.

10/11/2015
 Lễ cúng thần Rừng của đồng bào dân tộc Pu Péo là lễ hội có từ lâu đời, tồn tại và phát triển cùng với nhiều thế hệ người Pu Péo. Lễ hội cũng là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, gắn với đời sống của đồng bào. Theo quan niệm từ xã xưa, thế giới tâm linh của đồng bào Pu Péo có các vị thần như: Thần suối, thần sông, thần núi, thần rừng... bởi vậy, đồng bào Pu Péo tổ chức các lễ cũng, lễ hội để cảm tạ các vị thần đã che chở cho họ trong cuộc sống.
Ông Lưu Sần Vạn, Thành viên tổ sưu tầm, nghiên cứu văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang, cho biết: Hòa đồng cùng thiên nhiên, tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên, coi rừng là bạn, gắn bó với rừng, bảo vệ rừng là quan niệm lâu đời của đồng bào Pu Péo.
Ở nơi có đồng bào Pu Péo sinh sống, rừng thường được bảo vệ rất tốt bởi với đồng bào việc bảo vệ rừng sẽ có nước làm ruộng, có gỗ làm nhà: “Dân tộc Pu Péo không xây dựng đình, chùa, miếu như người Kinh hay các dân tộc khác nên họ quan niệm các vị Thần sẽ cứu giúp họ trong ốm đau, bệnh tật, chiến tranh. Tục thờ Thần rừng để phù hộ dân làng khỏe mạnh, làm ăn tốt, phát đạt, mùa màng tươi tốt, thú dữ không vào quấy rối và đặc biệt là giữ rừng. Đặc biệt ở thôn có đồng bào Pu Péo sinh sống, rừng luôn được giữ gìn, không bao giờ chặt cây và giữ được những khu rừng nguyên sinh”.
Lễ hội cúng Thần rừng được tổ chức vào ngày 6/6 âm lịch vì đồng bào cho rằng đó là ngày sạch nhất trong năm, trời đất đều linh thiêng. Lễ cúng được mọi người chuẩn bị chu đáo và mỗi gia đình sẽ đều có lễ vật của mình. Ông Tráng Mìn Diu, người dân Pu Péo, xã Sủng Cháng, huyện Yên Minh, cho biết: “Trong xóm có bao nhiêu nhà thì cùng đóng góp mua một con dê, gà, cơm, rượu về tổ chức làm lễ cúng. Mình ăn, uống cái gì thì mình chuẩn bị những thứ đó để cúng Thần rừng”.
Đến ngày làm lễ, mỗi nhà sẽ cử một người mang lễ vật tới nơi làm lễ cúng. Thầy cúng là một người có uy tín, được người dân nể trọng. Trước khi tiến hành nghi thức, đồ lễ được bày biện trên lá chuối rừng, bàn thờ được dựng bằng cây trúc màu xanh, cao gần hai mét, quay mặt về phía đỉnh núi cao.
Lễ cúng được tiến hành qua 4 bước. Các lễ vật dâng lên thần Rừng gồm một con dê và hai con gà, 20 miếng cơm nếp được cắt thành miếng nhỏ bày ở hai nơi. Một phần được bày trên bàn cúng, một phần đặt dưới. Tiếp đó, đồng bào sẽ mang thịt các con vật cúng lần hai và bước thứ ba là nấu chín để tiếp tục dâng lên thần rừng.
Những lời cầu khấn trong suốt lễ cúng Thần rừng đều thể hiện sự thành kính của đồng bào với thần Rừng, thần Trời, thần Đất, thần Nước và mời họ về chứng kiến lễ cúng và phù hộ cho con người khoẻ mạnh, mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi; cầu cho rừng ngày một xanh tốt để chở che con người. Bà con trong thôn xin thề trước thần Rừng, sẽ giữ gìn rừng thật tốt, ai săn bắn, chặt cây trong rừng thì sẽ bị thần Rừng trừng phạt.
Cúng xong, già làng và dân bản tới chỗ cây cổ thụ cao và to nhất khu rừng để thắp hương và báo cáo với Thần rừng là buổi lễ đã hoàn tất. Sau đó thầy cúng xin thần rừng một ít cây non để bà con dân tộc Pu Péo trồng vào những khoảng đồi còn trống. Ông Đặng Ngũ Hiệp, Chủ tịch xã Phố Là, huyện Đồng Văn, cho biết: “Lễ cúng thần rừng giúp bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc Pu Péo và truyền cho thế hệ trẻ phong tục của lễ cúng. Sau phần lễ buổi sáng, thì đến phần hội với những trò chơi dân gian, điều này cho thế hệ trẻ học được nhưng di sản văn hóa mà ông cha để lại”.
Lễ cũng thường diễn ra trong một ngày, với không khí vui tươi, đoàn kết của các dân tộc trong xã. Ngoài ra, còn có chương trình múa hát các làn điệu dân ca, hát đối đáp, giao duyên được các nghệ nhân dân gian của xã trình bày, thể hiện được cuộc sống hằng ngày của bà con dân tộc Pu Péo. Chị Củng Thị Mây, thôn Chúng Chải, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, chia sẻ: “Được tham dự Lễ hội của dân tộc mình, cảm thấy rất vui. Rất tự hào về dân tộc Pu Péo của mình được Nhà nước quan tâm đến việc lưu giữ được những nét văn hóa của dân tộc”.
        Không chỉ mang yếu tố tâm linh, lễ cúng Thần rừng nhắc nhở mọi người dân bảo vệ rừng cũng như giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của vùng cao núi đá Hà Giang. Mang những có giá trị sâu sắc về tinh thần, lễ cúng Thần rừng còn khẳng định vai trò, vị trí của cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn hòa mình và gắn chặt với với thiên nhiên.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn/