• Ảnh 3
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 13
  • Ảnh 10
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 22
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 7
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 11
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 21
  • Ảnh 15
  • Ảnh 2
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 20
  • Ảnh 6
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 8
  • Ảnh 11
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 16
  • Ảnh 9
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 14
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 12
  • Ảnh 1
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 5
  • Ảnh 19
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 23
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 17
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Yên Bái: Khấm khá hơn nhờ kinh tế đồi rừng.

09/11/2015
 Gia đình bà Lê Thị Thanh Phượng – nông dân giỏi ở thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, có đời sống khấm khá nhờ kinh tế đồi rừng, trong đó quế là cây trồng chủ lực.
Bà Lê Thị Thanh Phượng – nông dân giỏi ở thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là một trong những người tiên phong, có cuộc sống khấm khá  hơn nhờ kinh tế đồi rừng.
Bà Phượng cho biết, quế là cây trồng truyền thống ở đất Văn Yên. Có những giai đoạn cây quế bế tắc đầu ra, nhiều hộ từ bỏ loại cây này nhưng bà vẫn giữ. Thế rồi gần chục năm nay, cây quế với những sản phẩm của nó lại được thị trường ưa chuộng nhiều hơn. Không chỉ có vỏ quế được tiêu thụ mạnh mà ngay cả cành, lá, gỗ của nó cũng là hàng hóa. “Nhờ vậy kinh tế của gia đình tôi gần đây khá giả hẳn lên. Tuy phải thuê tới hơn 20 nhân công, nhưng với hơn 10ha đồi rừng, trong đó chủ lực là cây quế, gia đình tôi mỗi năm vẫn để ra được 300 triệu đồng”- bà Phượng chia sẻ.
Không chỉ trồng và sản xuất các sản phẩm từ quế, bà Phượng còn mở thêm dịch vụ thu mua quế. Bà tâm sự: “Là phụ nữ, không muốn ôm đồm, nhưng tôi hiểu là có thêm đại lý thu mua nông sản thì nông dân trong vùng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.. 
Trả lời câu hỏi: “Tại sao chị lại mở thêm xưởng chế biến gỗ trong khi công việc chăm sóc 10ha quế và dịch vụ thu mua nông sản đã chẳng nhàn hạ gì?”, bà Phượng lý giải: “Bây giờ thị trường gỗ ván dăm lại sôi động, người trồng rừng ở đây nhiều nên tôi mới “bung” ra thêm dịch vụ thu mua, chế biến gỗ, những mong góp phần thúc đẩy nghề rừng trong vùng phát triển...”.
         Ít khi người ta thấy bà Phượng ngồi yên một chỗ. Nếu không làm sổ sách, giao dịch với khách hàng thì bà lại lên rừng chỉ đạo công nhân, xuống xưởng nắm bắt tình hình; đi giao lưu tìm đầu mối mua bán hàng hóa... Làm ăn tính toán đâu ra đấy, bà Phượng rất xởi lởi với người làm công, luôn làm từ thiện và sẵn lòng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn/