• Ảnh 15
  • Ảnh 13
  • Ảnh 7
  • Ảnh 12
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 16
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 8
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 1
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 18
  • Ảnh 3
  • Ảnh 22
  • Ảnh 20
  • Ảnh 14
  • Ảnh 9
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 21
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 2
  • Ảnh 10
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 6
  • Ảnh 19
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 23
  • Ảnh 11
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 5
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 17
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Trung Ương

Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam: Kết quả trong thời gian qua và triển vọng trong thời gian tới

11/12/2017

Bước ngoặt chính sách

Sau khi thí điểm thành công chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại 2 tỉnh Sơn La và Lâm Đồng trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2010, ngày 24/9/2010 Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR để triển khai áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2011. Đây là một bước tiến mới, thể hiện sự thay đổi đột phá, có tính chiến lược không chỉ trong tư duy, nhận thức mà còn cả hành động trong suốt quá trình thiết kế, xây dựng, ban hành và thực thi chính sách kinh tế đối với ngành Lâm nghiệp ở Việt Nam; chuyển hướng tiếp cận hoàn toàn dựa vào nguồn ngân sách nhà nước theo truyền thống sang tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, nguồn vốn xã hội cho phát triển ngành. Lần đầu tiên, một chính sách kinh tế mới trong Lâm nghiệp được thiết lập, vận hành ở tầm quy mô quốc gia, được các cấp, các ngành và người dân địa phương rất ủng hộ; có tác động lan toả, tạo ra hiệu ứng tích cực, phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường, mang lại động lực, lợi ích chung cho cộng đồng; tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các chủ rừng trong vai trò là bên cung ứng dịch vụ với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hưởng lợi từ môi trường rừng (cơ sở thuỷ điện, nước sạch và du lịch) trong vai trò là bên sử dụng dịch vụ môi trường.

Kết quả trong thời gian qua

Từ năm 2011 đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp với vai trò là tổ chức nhận uỷ thác, kết nối giữa các bên cung ứng và sử dụng dịch vụ đã đàm phán, ký được 474 hợp đồng uỷ thác chi trả DVMTR. Tổng thu tiền DVMTR toàn quốc đến ngày 30/12/2016 là 6.510,6 tỷ đồng; trong đó, theo cấp quản lý: Quỹ Trung ương thu 4.768,5 tỷ đồng (chiếm 73,2%); Quỹ tỉnh thu 1.742,2 tỷ đồng (chiếm 26,8%). Theo loại dịch vụ: Thu từ cơ sở sản xuất thủy điện là 6.318,4 tỷ đồng (chiếm 97,04%); từ cơ sở sản xuất nước sạch là 178,4 tỷ đồng (chiếm 2,73%); từ cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch là 13,868 tỷ đồng (chiếm 0,23%). Theo thời gian: Năm 2011 thu 282,928 tỷ đồng; năm 2012 thu 1.183,915 tỷ đồng; năm 2013 thu 1.096,389 tỷ đồng; năm 2014 thu 1.335,013 tỷ đồng; năm 2015 thu 1.327,779 tỷ đồng; năm 2016 thu 1.284,66 tỷ đồng; năm 2017 dự kiến khoảng 1.700 tỷ đồng.

Hình 1. Nguồn thu dịch vụ môi trường rừng qua các năm

                                                                                                                                            ĐVT: Tỷ đồng

Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trong thời gian qua đã góp phần: Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ cho hơn 5,875 triệu ha rừng, chiếm 44% tổng diện tích rừng toàn quốc, góp phần làm giảm số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại trong toàn quốc. Cải thiện thu nhập cho trên 500 ngàn hộ dân sống trong và gần rừng, phần lớn họ là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tham gia nhận khoán bảo vệ rừng; mức chi trả bình quân chung cả nước khoảng trên 2 triệu đồng/hộ/năm, góp phần tạo sinh kế ổn định và nâng cao đời sống. Thúc đẩy xã hội hóa nghề rừng, giải quyết một phần khó khăn về kinh phí hoạt động quản lý, bảo vệ rừng cho các chủ rừng trong bối cảnh phải dừng khai thác chính gỗ từ rừng tự nhiên và bổ sung kinh phí đáng kể cho các ban quản lý rừng, chủ rừng tổ chức và các Vườn quốc gia, khu bảo tồn, trong đó: 208 Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ; 81 Công ty Lâm nghiệp; 467 UBND cấp xã; 195 chủ rừng khác là các đơn vị công an, bộ đội, doanh nghiệp và trung tâm nghiên cứu; 115.138 chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng. Ngoài ra, việc thực hiện chính sách đã tạo ra nguồn tài chính bền vững, giảm áp lực chi ngân sách nhà nước; trong giai đoạn 5 năm, từ 2011 đến 2015, tiền DVMTR đóng góp khoảng trên 20% tổng mức đầu tư cho ngành Lâm nghiệp.

Những kết quả trên rất ấn tượng, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện chính sách cũng còn không ít những tồn tại, hạn chế, cụ thể như: Nguồn thu và đối tượng thu còn hạn chế, mức thu còn thấp so với tiềm năng; một số quy định đối với cơ sở du lịch, công nghiệp, thủy sản và cơ sở sử dụng dịch vụ hấp thụ các bon chưa được hướng dẫn cụ thể. Nguồn thu toàn quốc lớn, nhưng mức chi cho từng chủ rừng còn chưa cao; người làm nghề rừng chưa sống được bằng nghề rừng, chưa thực sự yên tâm để bảo vệ, phát triển rừng. Ý thức chấp hành chính sách chi trả DVMTR ở một số đơn vị sử dụng dịch vụ còn chưa nghiêm túc; vẫn còn một số đơn vị trì hoãn, chậm thực hiện nghĩa vụ chi trả theo cam kết trong hợp đồng. Bên cạnh đó, hệ thống quy định, hướng dẫn về tiêu chí, chế độ báo cáo giám sát, đánh giá còn chưa cụ thể, thống nhất; do vậy, chưa đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời và công khai các thông tin cho các bên quan tâm tới chính sách.

Triển vọng trong thời gian tới

Nhận thức rõ được một số bất cập, tồn tại nêu trên, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả DVMTR. Theo đó, lần điều chỉnh giá điện bán lẻ bình quân đầu tiên tính từ thời điểm 01/01/2017 cho phép đơn giá tiền DVMTR đối với các nhà máy thủy điện sẽ được tăng từ 20 đ/kwh lên 36 đ/kwh điện thương phẩm; đối với các nhà máy cung ứng nước sạch, đơn giá sẽ tăng từ 40 đồng/m3 lên 52 đồng/m3 nước sạch.

Ngày 15/11/2017 vừa qua, Quốc Hội đã thông qua Luật Lâm nghiệp với tổng số 12 chương, 108 điều, trong đó dành hẳn một mục trong Chương VI, từ Điều 61 đến Điều 65 quy định về dịch vụ môi trường rừng. Việc thể chế hoá các quy định này trong Luật Lâm nghiệp đã thiết lập khuôn khổ pháp lý vững chắc, tạo điều kiện cho các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sớm được ban hành đi vào thực tiễn. Theo quy định của Luật, ngoài các đối tượng đã được cụ thể hoá trong Nghị định số 99/2010/NĐ-CP trước đây, Điều 63 của Luật quy định cụ thể: Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Cũng tại Điều 63 của Luật, Quốc Hội giao Chính phủ quy định chi tiết về đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả DVMTR và điều chỉnh, miễn giảm mức chi trả DVMTR; quản lý sử dụng tiền DVMTR.

Như vậy, với việc sửa đổi, nâng mức chi trả đối với cơ sở thủy điện, nước sạch theo quy định tại Nghị định số 147/2016/NĐ-CP của Chính phủ và việc bổ sung, cụ thể hóa một số đối tượng sử dụng dịch vụ trong Luật Lâm nghiệp mới được Quốc Hội Khoá XIV, Kỳ họp thứ tư thông qua, trong thời gian tới nguồn thu từ DVMTR sẽ tăng lên khoảng 2000-2.500 tỷ đồng/năm, qua đó tiếp tục khẳng định, nâng cao vai trò, giá trị của rừng; góp phần bảo vệ, phát triển rừng bền vững; đóng góp vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của đồng bào sống trong và gần rừng gắn liền với phát triển nông thôn mới ở các khu vực miền núi.

Vượt ra khỏi phạm vi trong nước

Song song với việc thực thi các cơ chế, chính sách trong nước, hiện nay ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã và đang tích cực, chủ động hưởng ứng các sáng kiến quốc tế, kết nối, gia nhập thị trường mua bán tín chỉ các bon thông qua các chương trình, dự án “giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng” (gọi tắt là REDD+). Dự kiến cuối năm nay, Việt Nam sẽ trình Quỹ đối tác các bon trong Lâm nghiệp (FCPF/WB) văn kiện Dự án giảm phát thải thông qua nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng vùng Bắc Trung bộ, tại 6 tỉnh gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Theo tính toán, việc thực hiện dự án này sẽ góp phần giảm hơn 24 triệu tấn các bon; trong đó phía FCPF/WB dự kiến cam kết mua 10,3 triệu tấn với tổng kinh phí khoảng 51,5 triệu Đô La Mỹ. Ngoài ra, một kênh huy động tiềm năng, rất cạnh tranh, Việt Nam có thể tranh thủ tham gia vào Chương trình thí điểm chi trả dựa trên kết quả của Quỹ Khí hậu xanh (GCF) với giá mua 5 USD/tấn CO2 và tổng kinh phí cam kết dành cho các dự án thí điểm khoảng 500 triệu Đô La Mỹ. Để làm được điều này, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần khẩn trương hoàn thiện các điều kiện sẵn sàng thực thi REDD+ theo quy định, hướng dẫn của Uỷ ban liên chính phủ Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)./.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo trình bày tại Hội nghị phát triển dịch vụ môi trường rừng bền vững, tháng 3 năm 2017.

2. Quốc Hội Khóa XIV, Kỳ họp thứ tư, Hồ sơ Dự án Luật Lâm nghiệp, tháng 11/2017.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, văn kiện Dự án giảm phát thải thông qua nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng vùng Bắc Trung bộ, tài liệu trình bày tại Hội thảo tháng 11 năm 2017, Đà Nẵng.

4. Quỹ Khí hậu xanh (GCF), Quyết định GCF/B.18/23 ngày 22/10/2017 của Hội đồng quản lý Quỹ tại phiên họp thứ 18 họp từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 2/10/2017, trang 8.

Nguồn: Phạm Hồng Lượng, Vụ trưởng Vụ KHTC, TCLN