• Ảnh 22
  • Ảnh 19
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 16
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 1
  • Ảnh 23
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 5
  • Ảnh 8
  • Ảnh 10
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 9
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 3
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 6
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 17
  • Ảnh 14
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 11
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 21
  • Ảnh 2
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 12
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 11
  • Ảnh 15
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 20
  • Ảnh 7
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 13
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Khi tiền dịch vụ môi trường rừng trở thành vốn phát triển kinh tế – Điểm mới ở cộng đồng buôn Ta ly xã Ea sol, huyện Ea H’leo

31/08/2020
Từ nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), người dân cộng đồng buôn Ta ly xã Ea sol, huyện Ea H’leo, Đắk Lắk đã tạo thành nguồn vốn phát triển sinh kế bằng cách trồng rừng kinh tế.


Phát triển sinh kế

Các năm qua, đời sống cộng đồng buôn Ta ly xã Ea sol, huyện Ea H’leo đã từng bước được cải thiện và nâng cao do được hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR.

Cụ thể, cộng đồng buôn đã họp bàn thống nhất trích một phần tiền chi trả DVMTR để trồng rừng kinh tế. Mùa trồng rừng năm 2020, cộng đồng buôn Ta ly thống nhất đầu tư mua cây giống lâm nghiệp và phân bón để trồng hơn 10.000 cây keo lai trên diện tích đất trống dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh chi nhánh Ea H’leo – Krông Buk.



Ông Ksơr Y Grư – Chủ tịch UBND xã Ea Sol cho biết: “Chính sách chi trả DVMTR được triển khai trên địa bàn xã đã giúp hàng trăm hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương có nhận thức đầy đủ về bảo vệ tài nguyên rừng. Không chỉ vậy, năm 2020, cộng đồng đã mạnh dạn trích một phần kinh phí từ nguồn tiền DVMTR của các năm trước để mua giống, trồng mới 10.000 cây keo lai trên diện tích đất trống.

Số tiền DVMTR tuy còn hạn hẹp nhưng bước đầu đã phát huy hiệu quả, tạo mối gắn kết giữa các cấp chính quyền và cộng đồng. Đây cũng là điều kiện tạo động lực, hài hòa giữa lợi ích trong công tác quản lý bảo vệ rừng với đời sống cộng đồng đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa”.

Bảo vệ rừng được tốt hơn

Để hoạt động tuần tra rừng của người dân và cộng đồng có hiệu quả, cộng đồng buôn Ta ly đã mua 01 máy định vị GPS; phân công cụ thể cho từng thành viên trong cộng đồng có trách nhiệm đi tuần tra bảo vệ rừng; ghi nhận các thông tin cần thiết về tài nguyên rừng đang quản lý, bảo vệ để phản hồi và cung cấp dữ liệu thông tin cho Kiểm Lâm giám sát được thuận lợi; đảm bảo tính minh bạch…

Buổi họp bàn kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng

Việc họp bàn kế hoạch kết hợp giữa tuần tra bảo vệ rừng, chăm sóc vườn rừng và làm giàu rừng đã trở thành hoạt động luân phiên hàng tháng của cộng đồng. Qua đó, không chỉ giúp thành viên trong cộng đồng gắn bó với rừng hơn mà còn làm chất lượng rừng ngày càng được nâng cao. Mặc khác còn ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng.

Cùng với việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng cho các tổ chức, cộng đồng và cá nhân, nguồn tiền từ chính sách chi trả DVMTR còn góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho hàng trăm hộ gia đình là ��ồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa. Chính sách chi trả DVMTR không chỉ tạo cơ hội gắn kết giữa các chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng cư dân thôn bản với chính quyền, tổ chức nhà nước về lâm nghiệp mà còn góp phần nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng.

Nguồn: Bài và ảnh: Lê Thanh Tuấn – Trưởng chi nhánh Ea H’leo, Krông Buk