• Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 6
  • Ảnh 8
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 22
  • Ảnh 12
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 2
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 17
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 19
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 15
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 23
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 16
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 14
  • Ảnh 10
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 20
  • Ảnh 5
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 1
  • Ảnh 7
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 3
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 11
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 11
  • Ảnh 21
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 9
  • Ảnh 13
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Từ chi trả dịch vụ môi trường rừng đến phát triển rừng

28/05/2020
Hơn 10 năm nối tiếp thành công thực hiện thí điểm cả nước chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng không chỉ cải thiện sinh kế cho hàng vạn người dân mà còn góp phần đáng kể tăng độ phủ xanh của những cánh rừng trên địa bàn.
 

Tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Chính Thành

Theo Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng, năm 2009, Lâm Đồng là một trong hai tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công thí điểm chi trả DVMTR theo Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2019, việc chi trả DVMTR căn cứ theo Luật Lâm nghiệp 2017, Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ. Đặc biệt, được sự hỗ trợ từ hoạt động “Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hoa Kỳ tài trợ (giai đoạn từ tháng 4/2018 đến tháng 12/2020), Lâm Đồng tiếp tục chọn thí điểm thanh toán tiền chi trả DVMTR cho chủ rừng, hộ gia đình thông qua hệ thống giao dịch điện tử...
 
Kết quả đến nay, trên địa bàn Lâm Đồng có 92 tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch và cơ sở sản xuất thủy điện, công nghiệp, cung ứng nước sạch thuộc đối tượng chi trả DVMTR. Diện tích rừng được chi trả tiền DVMTR là 382.195 ha, chiếm 72,4% tổng diện tích rừng toàn tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể, hơn 10 năm qua, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng đã thu tiền DVMTR tổng cộng hơn 1.754 tỷ đồng. Trong đó, tính riêng năm 2019 thu gần 323 tỷ đồng, cao hơn mức thu bình quân chia đều mỗi năm là 148 tỷ đồng. 
 
“Số tiền DVMTR thu được đã tạo ra nguồn tài chính lớn cho Lâm Đồng thay cho ngân sách để chi trả cho các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương”, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng khẳng định. Theo đó, từ giai đoạn năm 2015-2019, tổng số tiền DVMTR đã chi trả cho các chủ rừng thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng hơn 1.032 tỷ đồng (bình quân hơn 206 tỷ đồng/năm; riêng năm 2019 chi trả 268,5 tỷ đồng). Với mức chi trả bình quân từ 550.000 - 660.000 đồng/ha/năm, đã góp phần trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng và các hoạt động liên quan khác của các chủ rừng, đồng thời cải thiện đáng kể đời sống kinh tế cho gần 16.000 hộ dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng, trong đó chiếm hơn 70% là hộ đồng bào dân tộc thiểu số địa phương, đạt thu nhập bình quân 12,5 - 15 triệu đồng/hộ/năm.
 
Bên cạnh đó, công tác trồng rừng, trồng cây phân tán trong 5 năm qua trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã triển khai trên các diện tích đất như: đất trống, sau giải tỏa (gần 880 ha), sau khai thác trắng (gần 834 ha), chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (hơn 2.186 ha), bằng nguồn vốn ngoài ngân sách (hơn 7.645 ha), cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt (1.500 ha); chưa kể còn trồng gần 1,5 triệu cây phân tán các loại, góp phần phủ xanh đất trống trong đô thị, cơ quan, trường học, đường phố; trồng xen 2.655 ha cây lâm nghiệp trên diện tích đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp tại 3 huyện Lâm Hà, Di Linh và Đức Trọng; chăm sóc gần 10.000 ha diện tích rừng trồng...



Ngoài ra, tiền DVMTR còn hỗ trợ thêm cho lực lượng kiểm lâm (từ 1,5 - 2 tỷ đồng/năm), các ban quản lý rừng phòng hộ (gần 2,5 tỷ đồng/năm) tiến hành các hoạt động tuần tra, truy quét ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại rừng, cũng như thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Thống kê từ năm 2015 đến năm 2019, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện và lập hồ sơ 6.018 vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, xác định diện tích rừng bị thiệt hại gần 507 ha, khối lượng lâm sản thiệt hại gần 23.854 m3...
 
Đánh giá việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hơn 10 năm qua cho thấy, đã huy động một nguồn lực của xã hội đáng kể để bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của những người được hưởng lợi từ rừng và những đối tượng trực tiếp bảo vệ rừng. Người dân nhận thức ngoài tầm quan trọng gắn liền với cuộc sống thiết thực thì việc nhận khoán bảo vệ rừng đã mang lại nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống, nên đã phát huy trách nhiệm trong thực hiện tuần tra, kiểm tra rừng ngày càng hiệu quả hơn. 
 
“Đến nay, việc chi trả DVMTR được quy định tại Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019, cùng với những hiệu quả về kinh tế, môi trường và xã hội hơn 10 năm qua trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là cơ sở pháp lý và thực tiễn để thực hiện tiếp chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực để chung tay bảo vệ và phát triển rừng, cải thiện sinh kế người làm nghề rừng, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa...”, báo cáo của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh.
Nguồn: Văn Việt/Báo Lâm Đồng