• Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 19
  • Ảnh 22
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 16
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 14
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 7
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 5
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 21
  • Ảnh 11
  • Ảnh 10
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 6
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 12
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 23
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 17
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 20
  • Ảnh 2
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 15
  • Ảnh 18
  • Ảnh 3
  • Ảnh 13
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 8
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 1
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 9
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Hiệu quả từ giao khoán rừng ở Tu Mơ Rông

25/05/2020

Nguồn thu từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng không chỉ giúp bà con huyện Tu Mơ Rông có thêm điều kiện phát triển các mô hình kinh tế mà qua đó còn gắn trách nhiệm để mỗi người dân, cộng đồng gắn bó, góp sức bảo vệ rừng.

Cộng đồng giữ rừng

Cuối năm 2017, xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông đã giao hơn 500 ha đất rừng cho cộng đồng thôn Đăk Chum 1 và thôn Tu Mơ Rông quản lý.

Ngay sau khi nhận khoán, mỗi thôn đã tự thành lập các tổ bảo vệ rừng và ban hành quy chế hoạt động rõ ràng. Trung bình, mỗi tháng 2 lần, các tổ bảo vệ sẽ phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn, luân phiên tuần tra trên diện tích rừng được giao khoán.

Chị Y Thu – thôn trưởng thôn Tu Mơ Rông cho biết, ngoài việc thường xuyên tuần tra, bảo vệ, làm đường băng cản lửa, chống cháy rừng, bà con trong thôn còn bàn bạc, thành lập 2 chốt, chia nhau trực quanh năm.

“Đêm lại, 70 hộ dân luân phiên nhau lên các chốt trực. Trong quá trình trực, có thông tin gì, liền báo về lực lượng chức năng để có hướng xử lý. Từ khi thành lập các chốt, việc mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép giảm đáng kể”- chị Thu nhấn mạnh.

Với việc nỗ lực tuần tra, bảo vệ, so với năm 2017, hiện số vụ phá rừng trái phép trên địa bàn xã Tu Mơ Rông giảm hơn 70%; việc mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép cũng giảm 60% số vụ.

Không riêng xã Tu Mơ Rông, từ nhiều năm nay, 8 cộng đồng thôn tại xã Ngọc Yêu cũng được giao bảo vệ hơn 2.000 ha rừng. Như nhiều nơi khác, ngay từ khi được nhận khoán, bà con luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng.

 Người dân có thêm nguồn vốn trồng sâm dây phát triển kinh tế. Ảnh: HT

Chỉ về cánh rừng xanh phía xa xa, anh A Thoát -  thôn trưởng thôn Long Láy 2, xã Ngọc Yêu phấn khởi cho biết: Tháng nào bà con cũng chia nhau đi tuần tra. Sinh ra và lớn lên ở đây, bà con mình thuộc lòng từng đường đi, lối lại nên việc kiểm tra cũng khá dễ dàng. Nếu phát hiện đối tượng nào lạ mặt, nghi vấn, bà con mình báo ngay với đơn vị chức năng để có biện pháp xử lý.

Bên cạnh đó, 8 cộng đồng bảo vệ rừng tại xã Ngọc Yêu còn nêu cao tinh thần quản lý, bảo vệ, không xấm lấn đất rừng làm rẫy. “Trong thôn, nếu ai phát rừng làm rẫy, bà con mình sẽ tiến hành họp và nhắc nhở, xử lý ngay. Ngoài ra, trong quá trình đốt rẫy, bà con mình cũng rất ý thức, làm đường băng cản lửa, canh lửa, giữ rừng, nhờ vậy, không xảy ra tình trạng cháy rừng do đốt rẫy cháy lan” – anh A Thoát khẳng định.

Huyện Tu Mơ Rông hiện có trên 57.000 ha đất có rừng; trong đó, hơn 9.000ha rừng đã được giao cho cộng đồng dân cư thôn và hơn 700 hộ gia đình cá nhân quản lý, bảo vệ.

Phát triển mô hình kinh tế

Trung bình mỗi năm, chị Y Thu nhận được 5 triệu đồng từ nguồn chi trả chính sách dịch vụ môi trường rừng. Với số tiền này, cùng với nguồn vốn vay phát triển kinh tế khác, chị Y Thu đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng mì của gia đình sang trồng cà phê. Năm 2019, rẫy cà phê của gia đình đã cho thu bói lứa đầu tiên. Có thêm kinh phí, chị tiếp tục mua thêm giống sâm dây, trồng xen trong phần đất canh tác của gia đình, tạo thêm nguồn thu.

Chị Y Thu phấn khởi cho biết: Năm 2018, cộng đồng thôn Tu Mơ Rông nhận được 224 triệu đồng từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Số tiền trên, thôn đã chia đều ra cho các hộ trong thôn, giúp các hộ có thêm nguồn thu. Đồng thời, thôn cũng trích lại một phần để làm quỹ, hỗ trợ cho các hoạt động văn hóa của thôn cũng như giúp đỡ những hộ gia đình ngặt nghèo, ốm đau.

Với mức chi trả từ chính sách dịch vụ môi trường rừng trung bình 1 triệu đồng/ha, cùng với việc chia về cho các hộ dân, chính quyền địa phương đã định hướng cho người dân tận dụng để đầu tư phát triển kinh tế, trong đó chú trọng trồng các cây dược liệu phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu như hồng đảng sâm, sơn tra…

Ông A Thong - Phó Chủ tịch UBND xã Tu Mơ Rông cho biết: “Chúng tôi hướng dẫn bà con sử dụng nguồn vốn để trồng cà phê, sơn tra… Chỉ tính riêng cây sơn tra, hiện xã Tu Mơ Rông đã có trên 20ha. Ngoài ra, chúng tôi cũng vận động bà con trồng sâm dây, tận thu các lâm sản phụ dưới tán rừng”.

Còn tại xã Ngọc Yêu, ngoài việc sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để chi tiêu trong gia đình, người dân còn tích góp để trồng trọt, chăn nuôi.

Đơn cử như anh A Thoát, với số tiền nhận được hàng năm, anh để dành mua trâu, gây đàn. Từ một vài con, đến bây giờ, đàn trâu đã phát triển lên đến 20 con. Không dừng lại ở việc chăn nuôi, anh còn tận dụng khai thác các lâm sản phụ dưới tán rừng để tạo thêm nguồn thu cho gia đình.

“Mình khai thác sơn tra, sâm dây về lấy giống để trồng, để bán… Hiện nay, mình cũng trồng được một ít sâm dây và sâm nước để phát triển kinh tế. Nhìn chung, đời sống ổn định hơn rất nhiều” – anh A Thoát cho biết.

Ngoài mục đích giúp các hộ có thêm nguồn phát triển kinh tế, 40% chi phí thu được từ chính sách dịch vụ môi trường rừng được bà con trích ra làm quỹ, bàn bạc thực hiện các hoạt động cộng đồng: Mắc điện công lộ, sửa chữa nhà rông, tổ chức tết bánh chưng xanh hay phục dựng các lễ hội truyền thống...

Với những hiệu quả mang lại, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Tu Mơ Rông đã nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của chủ rừng cũng như các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn. Trên cơ sở thực tế, huyện Tu Mơ Rông còn thực hiện chính sách giữ rừng để phát triển dược liệu và du lịch. Hiện nay, toàn huyện đã có gần 20ha sâm Ngọc Linh do người dân gieo trồng, 70ha hồng đảng sâm. Ngoài ra, người dân cũng đang tiếp tục phát triển các loại cây: đương quy, ngũ vị tử, lan kim tuyến…

“Huyện đã chỉ đạo các xã tuyên truyền cho bà con sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng kết hợp với vay từ ngân hàng chính sách để phát triển sản xuất. Nếu biết kết hợp, chăm lo làm kinh tế, nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng và nguồn thu dưới tán rừng sẽ giúp bà con cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững”- ông Vương Văn Mười - Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho hay.

Nguồn: Hoài Tiến, Báo Kon Tum