• Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 9
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 7
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 20
  • Ảnh 13
  • Ảnh 11
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 23
  • Ảnh 17
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 19
  • Ảnh 16
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 8
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 15
  • Ảnh 21
  • Ảnh 14
  • Ảnh 6
  • Ảnh 3
  • Ảnh 12
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 10
  • Ảnh 1
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 2
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 5
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 22
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 11
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

“Lời giải” cho công tác bảo vệ phát triển rừng ở Điện Biên

13/06/2018
Tại nhiều địa phương trong cả nước và tỉnh Điện Biên nói riêng, triển khai thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường (DVMTR), giống như tìm được lời giải hay cho bài toán về giảm nghèo và giảm áp lực ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng.

Điện Biên có diện tích tự nhiên trên 954.124ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 776.622ha, chiếm 81% diện tích rừng tự nhiên. Rừng có vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đa dạng sinh học, tạo nguồn nước cho các công trình thủy điện lớn trên sông Đà và điều tiết dòng chảy cho các khu vực hạ lưu. Thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định 147/2016/NĐ-CP về Chính sách chi trả DVMTR, tỉnh Điện Biên đã thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh. Hàng năm, Quỹ được ủy thác, đứng ra tiếp nhận các nguồn thu lên đến hàng trăm tỷ đồng, chủ yếu từ các cơ sở thủy điện, dịch vụ nước, dịch vụ du lịch thuộc các lưu vực: Sông Đà, Sông Mã và nội tỉnh, trên địa bàn 08 huyện, thị xã, với tổng diện tích rừng đủ điều kiện được chi trả tiền DVMTR là 214.143ha.


Người dân Điện Biên phấn khởi nhận được tiền DVMTR

Bà Đặng Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Phụ trách Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đánh giá: Hơn 6 năm triển khai Chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đến nay đã thực sự mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước cải thiện và góp phần nâng cao đời sống thu nhập cho người dân trực tiếp tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Đặc biệt chính sách chi trả DVMTR đã góp phần giảm áp lực ngân sách Nhà nước hàng năm tại địa phương chi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Hàng năm số tiền chi trả DVMTR cho các chủ rừng đều tăng lên. Năm 2017 một số huyện có mức chi trả lớn, đã đạt mức chi trả tối đa là 800.000đ/ha/năm như huyện Mường Nhé và một số xã của huyện Nậm Pồ. Điển hình như cộng đồng bản Tả Ló San, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé đã nhận được số tiền chi trả rất lớn là trên 2,2 tỷ đồng. Tính bình quân mỗi hộ trong cộng đồng nhận được khoảng 115 triệu đồng. Số tiền mỗi chủ rừng nhận được là một nguồn lực rất lớn để ổn định đời sống. Cũng từ đó, người dân đã quan tâm hơn đến công tác bảo vệ rừng, diện tích chi trả DVMTR ổn định, hạn chế tình trạng phá rừng, đốt rừng làm nương.



Điện Biên có 4 tổ chức và 1.551 cộng đồng, hộ gia đình tham gia quản lý bảo vệ rừng được hưởng tiền DVMTR

Ông Lỳ Khò Chừ - Trưởng bản Tả Ló San, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé chia sẻ rằng: “Trước đây, người dân bảo vệ rừng chưa được tốt, thường hay vào rừng chặt củi, phá rừng lấn chiếm đất làm nương. Nhưng từ khi được chi trả tiền DVMTR thì ít phá rừng hẳn và người dân còn tự nguyện tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng, nhiều khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt. Bản chúng tôi đã thành lập được tổ tuần tra bảo vệ rừng, tháng nào cũng phân công đi tuần tra và huy động dân bản phát dây leo, làm đường băng cản lửa.”

Chính sách chi trả DVMTR ở Điện Biên đã và đang mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Phát huy hơn nữa những kết quả này, cùng với việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quản lý, sử dụng tiền DVMTR của các chủ rừng, các địa phương cần chú trọng đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người dân trong tham gia quản lý, bảo vệ rừng để được hưởng thêm nhiều lợi ích mà rừng xanh mang lại.

baotainguyenmoitruong.vn/tai-nguyen/loi-giai-hay-cho-cong-tac-bao-ve-phat-trien-rung-o-dien-bien-1254534.html

Nguồn: Nam Hương/Báo Tài nguyên và Môi trường ngày 13/6