• Ảnh 21
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 22
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 3
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 23
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 9
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 14
  • Ảnh 17
  • Ảnh 16
  • Ảnh 10
  • Ảnh 1
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 7
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 11
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 20
  • Ảnh 13
  • Ảnh 2
  • Ảnh 5
  • Ảnh 8
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 12
  • Ảnh 6
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 15
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 18
  • Ảnh 19
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Nậm Sài - điểm sáng trong công tác bảo vệ rừng

01/06/2018
Đặt chân đến xã Nậm Sài (Sa Pa), hình ảnh gây ấn tượng với chúng tôi là màu xanh ngút ngàn của rừng cây bao phủ khắp các sườn đồi, ngọn núi. Phía dưới chân đồi, nhiều công trình như trụ sở UBND xã, trường học, trạm xá, đường giao thông và nhà ở dân cư thấp thoáng dưới màu xanh của tán rừng.

Đi trên các tuyến đường giữa trưa hè nắng gắt, không khí nơi đây vẫn trong lành, mát mẻ, điều mà ít địa phương khác có được. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, diện tích tự nhiên toàn xã Nậm Sài 2.495 ha thì có tới 1.633 ha đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên 1.619,8 ha, còn lại là rừng trồng.

Ông Hoàng Văn Phang, Chủ tịch UBND xã Nậm Sài cho biết: Nhờ người dân có ý thức trong việc bảo vệ rừng, nên từ năm 1972 đến nay, trên địa bàn xã không xảy ra cháy rừng, tình trạng khai thác rừng trái phép chấm dứt hoàn toàn từ năm 1990 trở lại đây. Rừng ở Nậm Sài hiện nay cơ bản là rừng già, nhiều tầng cây mọc đan xen, kế cận nhau. Do tỷ lệ che phủ rừng cao, nên nhiều năm nay, địa phương không xảy ra hiện tượng sạt lở đất trong mùa mưa. Đặc biệt, rừng tạo nguồn sinh thủy, giúp người dân trên địa bàn không phải lo thiếu nước sinh hoạt, sản xuất.

Đường giao thông địa bàn xã Nậm Sài rợp bóng cây

Tìm hiểu về kinh nghiệm bảo vệ rừng của xã Nậm Sài, chúng tôi nhận thấy yếu tố quyết định nằm ở việc địa phương đã giúp người dân được hưởng lợi trực tiếp từ rừng, chứ không chỉ dừng lại ở việc nghe tuyên truyền về những lợi ích mà rừng mang lại. Cụ thể, xã Nậm Sài đã giao khoán 100% diện tích rừng tự nhiên cho người dân quản lý, nhiều hộ nhờ đó có thêm nguồn thu nhập từ tiền dịch vụ môi trường rừng được chi trả hằng năm. Đặc biệt, xã Nậm Sài có quy hoạch cụ thể cho từng khu vực người dân được phép phát nương để canh tác cây lương thực, hoa màu. Tuy nhiên, việc phát và đốt nương hằng năm diễn ra đồng loạt và dưới sự giám sát chặt chẽ của thành viên các tổ bảo vệ rừng. Ngoài ra, việc kiện toàn các tổ, đội bảo vệ rừng và tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, tổ chức cúng rừng hằng năm... cũng được UBND xã Nậm Sài triển khai đồng bộ.

Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Phang cho biết thêm: “Khó có thể bảo vệ được rừng nếu người dân thiếu đất sản xuất và không được hưởng lợi gì từ rừng. Ở Nậm Sài, người dân vẫn được phép vào rừng lấy củi khô về đun và khi có nhu cầu lấy gỗ làm nhà hoặc sửa nhà, người dân có đơn, UBND xã sẽ tạo điều kiện và cho cán bộ giám sát, hỗ trợ. Nhưng ngược lại, bất cứ ai khai thác gỗ và các loại lâm sản trái phép trên địa bàn với mục đích thương mại đều bị xử phạt nặng. Việc phát, đốt nương của người dân chỉ được tiến hành trong phạm vi cho phép và phải được triển khai trong cùng một thời điểm nhất định, không có chuyện người đốt trước, người đốt sau, nhằm tăng cường khả năng tự giám sát và giảm thiểu nguy cơ cháy lan vào rừng”.

Nhiều năm nay, trên địa bàn xã Nậm Sài không có trường hợp người dân vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. “Mọi người đều hiểu, giữ rừng là giữ lấy cuộc sống bền vững cho muôn đời, nên ai cũng nêu cao ý thức bảo vệ rừng. Nhờ có rừng mà nhiều năm nay, ở Nậm Sài không có hiện tượng sạt lở đất về mùa mưa và quanh năm luôn dư nước để người dân sinh hoạt, sản xuất nông nghiêp” - ông Lù Đức Cương, Trưởng thôn Bản Sài chia sẻ.

Theo thống kê của UBND xã Nậm Sài, trên địa bàn hiện có 393 hộ, 1.912 nhân khẩu, với 4 dân tộc Kinh, Tày, Xa Phó, Dao sinh sống dựa hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào, 170 ha lúa canh tác trên ruộng bậc thang luôn cho năng suất cao, đạt bình quân 48 tạ/ha/vụ; bà con thuận lợi trong trồng, mở rộng diện tích cây ăn quả, hoa màu và các loại cây thảo dược. Hiện nay, diện tích cây trồng có múi của xã được mở rộng lên gần 40 ha, hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân.

Nhìn về phía những cánh rừng trải dài trước mắt khi chia tay Nậm Sài, chúng tôi tin tưởng, ước mong về một cuộc sống sung túc của người dân nơi đây sẽ sớm thành hiện thực.

www.baolaocai.vn/kinh-te/nam-sai-diem-sang-trong-cong-tac-bao-ve-rung-z3n20180530085544315.htm
Nguồn: Phạm Khánh, Báo Lào Cai ngày 30/5