• Ảnh 19
  • Ảnh 11
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 3
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 10
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 5
  • Ảnh 17
  • Ảnh 15
  • Ảnh 2
  • Ảnh 14
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 11
  • Ảnh 13
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 8
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 1
  • Ảnh 16
  • Ảnh 6
  • Ảnh 12
  • Ảnh 20
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 23
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 9
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 21
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 22
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 7
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

01/06/2018
Tỉnh Yên Bái có hơn nửa triệu ha rừng lại nằm trên đầu nguồn các con sông: Sông Đà, sông Chảy, ngòi Thia, ngòi Hút, Nậm Kim… cung cấp nguồn điện năng rất lớn cho quốc gia.

Rừng trở thành nơi dự trữ điện năng cho những nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Huổi Quảng, Văn Chấn… Mỗi năm Yên Bái thu từ 65 - 70 tỷ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, góp phần để người dân bảo vệ rừng tốt hơn…


Rừng trồng Mù Cang Chải

Tổng diện tích rừng của Yên Bái tính đến thời điểm hiện nay là 688.767ha, năm 2017 chi trả 66,7 tỷ tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) thu được của 25 nhà máy thủy điện và 4 Công ty cung cấp nước sạch, năm 2018 dự kiến thu khoảng 100 tỷ, số tiền này đều chi trả cho người bảo vệ rừng.

Huyện Mù Cang Chải có 80.341ha rừng, trong đó có 60.090ha rừng tự nhiên, 19.536ha rừng trồng, nơi dự trữ nguồn nước cung cấp nước cho các con sông con suối: Sông Đà, Nậm Mu, Nậm Kim, Ngòi Hút, Nậm Tha… nơi có nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn: Hòa Bình, Sơn La, Huổi Quảng, Nậm Kim, Khao Mang thượng, Khao Mang hạ, Hồ Bốn, Hút I, Hút II, Nậm Chiến (Sơn La)… và các cơ sở nuôi cá nước lạnh trên đèo Khau Phạ. Năm 2017, Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng tỉnh Yên Bái chi trả cho người dân Mù Cang Chải trên 43,7 tỷ, trong đó Ban Quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải 27 tỷ, Khu Bảo tồn loài sinh cảnh Mù Cang Chải 15,5 tỷ…

Ban Quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải đang quản lý 46.152,7ha rừng, trong đó có 13.604ha rừng trồng, 31.891ha rừng tự nhiên, mỗi năm trồng mới từ 500 - 1.000ha rừng. Đây là huyện có diện tích rừng xung yếu bậc nhất tỉnh Yên Bái, hàng năm có nhiều vụ cháy rừng nhất, vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước, mùa khô lửa cháy đỏ núi, kéo dài hàng tháng trời. Người dân đốt rừng làm nương rẫy, chăn thả gia súc, săn bắn thú rừng… rừng bị tàn phá không thương tiếc, nhiều khu rừng nguyên sinh, rừng già bị tàn phá khốc liệt. Sau vụ cháy cả ngàn ha rừng biến khỏi mặt đất.

Lâm trường Púng Luông, nay là Ban Quản lý rừng Mù Cang Chải được thành lập tháng 1/1970, tiến hành trồng rừng trên diện tích đất nương rẫy bỏ hoang, rừng nghèo kiệt chủ yếu lau lách và cỏ dại. Những người trồng rừng mùa khô phải đối mặt với những trận cháy rừng khủng khiếp, họ đã phải lấy tính mạng mình để bảo vệ rừng, đó là liệt sĩ Phạm Thị Tiến đã hy sinh vì rừng.


Anh Thào A Của cho biết về việc nhận và sử dụng tiền DVMTR

Chỉ khi rừng mang lại lợi ích cho người dân thì rừng mới được bảo vệ. Những năm trước rừng được giao khoán cho người dân bảo vệ, nhưng mỗi ha rừng chỉ được trả công từ 50.000 - 200.000đ, tỉnh Yên Bái phải trích ngân sách cho công tác bảo vệ rừng, nhưng cũng không thấm vào đâu so với công sức của người dân. Chỉ khi Chính phủ ban hành Nghị định 99/2010/NĐ-CP, ngày 24/9/2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, quy định chính sách Chi trả DVMTR, áp dụng đối với các nhà máy thủy điện, các cơ sở SX và cung cấp nước sạch, các cơ sở công nghiệp sử dụng trực tiếp nguồn nước, các tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ môi trường rừng. Từ đó mức tiền chi trả cho người bảo vệ rừngđược nâng lên theo sản lượng điện mà các nhà máy thủy điện sản xuất ra hàng năm.

Để tìm hiểu việc chi trả DVMTR cho người dân, chúng tôi theo ông Nguyễn Anh Phương- PGĐ BQL rừng phòng hộ Mù Cang Chải đến xã Nậm Khắt, nơi đây cả chục năm nay không để xảy ra một trận cháy rừng nào. Ông Phương cho biết mỗi xã đều có một cán bộ của BQL phụ trách địa bàn, ngoài việc nắm diễn biến rừng hàng ngày còn tổ chức họp dân ký cam kết bảo vệ rừng, tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng

Cán bộ địa bàn xã Nậm Khắt là ông Vàng A Rùa được giao quản lý 4.627,9ha ở 9 thôn bản. Ông Rùa cho biết, rừng được chia cho 9 nhóm hộ theo cư trú thôn bản, diện tích mỗi thôn bản khác nhau. Tất cả 4.627,9ha đều được giao khoán cho 967 hộ. Người bảo vệ rừng khu vực xã Nậm Khắt được nhận 760.000đ/ha tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, hộ nhận nhiều nhất 10ha. So với 10 năm trước, đó là điều người dân nằm mơ cũng không có. Chính vì thế, nhìn những cánh rừng trồng xanh đen, có nhiều cánh rừng trồng từ năm 1975, đã hơn 40 năm nhiều cây to bằng người ôm chưa phải chịu một lần cháy rừng.

Để tận mắt nhìn thấy những cánh rừng do người dân bảo vệ, anh Thào A Của, trưởng bản Nả Khắt dẫn chúng tôi tới khu rừng giáp ranh với tỉnh Sơn La, nơi đây 20 năm trước rừng ở đây cháy triền miên. BQL rừng phòng hộ Mù Cang Chải tiến hành trồng và giao khoán cho 108 hộ dân bản Nả Khắt bảo vệ, chăm sóc 296,5ha rừng tự nhiên, 389,9ha rừng trồng. Anh Của cho biết đã hơn 10 năm nay khu vực bản Nà Khắt không để xảy ra một trận cháy rừng nào. Khi nhận tiền bảo vệ rừng, bà con tự nguyện đóng góp 50.000 - 70.000đ/hộ cho Quỹ bảo vệ rừng của thôn bản để mua dao phát, nước uống, mì tôm, ủng, đèn pin… cho tổ tuần tra bảo vệ rừng. Nhờ đó mà tổ tuần tra hoạt động rất tốt…


            Anh Nguyễn Anh Phương trao đổi phương án bảo vệ rừng với người dân thôn Nà Khắt

Ông Nguyễn Anh Phương cho biết: Tiền chi trả DVMTR sau khi nhận từ Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng tỉnh Yên Bái, hàng năm chúng tôi chi trả cho bà con trước Tết Nguyên đán để bà con mua sắm, đây cũng là thời gian đầu mùa khô rất dễ xảy ra cháy rừng. Việc chi trả trực tiếp cho người dân có sự chứng kiến của UBND xã và trưởng thôn. Việc chi trả một cách minh bạch nên nhiều năm nay không có khiếu kiện, nhất là rừng được bảo vệ tốt hơn…

Ông Thào A Páo- Chủ tịch xã Nậm Khắt: Người dân nhờ có nguồn thu từ DVMTR cuộc sống đã khá hơn, nhất là góp phần xây dựng nông thôn mới mà xã chúng tôi đang tiến hành.

Năm 2018 xã Nậm Khắt xây dựng 4km đường giao thông nông thôn theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm tới các thôn: Làng Sang, Cáng Dông, Páo Khắt giúp dân đi lại thuận tiện và vận chuyển hàng hóa. Do có tiền DVMTR mà người dân có nguồn đóng góp… 

nongnghiep.vn/hieu-qua-chinh-sach-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-post219416.html
Nguồn: Thái Sinh, Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 31/5