• Ảnh 2
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 7
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 6
  • Ảnh 18
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 11
  • Ảnh 10
  • Ảnh 1
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 21
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 11
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 5
  • Ảnh 16
  • Ảnh 22
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 20
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 19
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 17
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 15
  • Ảnh 23
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 3
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 9
  • Ảnh 12
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 8
  • Ảnh 13
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Bảo vệ rừng phòng hộ

08/09/2015
  Tuy nhiên, những năm trở lại đây, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trong tuyên truyền, tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm minh các trường hợp lam tổn hại đến tài nguyên rừng, nên rừng ở xã Bình Chuẩn được bảo vệ tốt.   Rừng phòng hộ xã Bình Chuẩn có diện tích 2.107,6ha, được chia thành 4 tiểu khu trên địa bàn 6 bản: Bản Tông, bản Mét, bản Đình, bản Xiềng, bản Nà Cọ và bản Tung Pọong. Xã lại có diện tích rừng giáp với 2 huyện bạn là Quỳ Hợp và Tương Dương nên công tác quản lý và bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn.   Phối hợp bảo vệ rừng phòng hộ   Hiện nay Trạm phòng hộ xã đang nỗ lực phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương làm tốt công tác quản lý diện tích rừng phòng hộ tự nhiên hiện có, quyết tâm bảo vệ bằng được diện tích rừng bằng cách:   Tuyên truyền cho bà con dân bản về bảo vệ rừng, hiểu được lợi ích từ rừng mang lại, tích cực phòng cháy chữa cháy rừng, tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát các trường hợp vi phạm, phát triển thêm vốn rừng thông qua hai dự án 661 và 147 của Thủ tướng Chính phủ.   Trước đây gia đình anh Lô Văn Nhượng ở bản Nà Cọ rơi vào cảnh túng quẫn vì đất sản xuất ít, trong nhà không có tài sản gì đáng giá, nhà lại đông con phải chạy ăn từng bữa, phải lên rừng phát nương làm rẫy trái phép.   Đầu năm 2010, được trạm quản lý rừng phòng hộ tuyên truyền, gia đình anh Nhượng tham gia bảo vệ trồng rừng. Được trạm hỗ trợ giao 2,4ha đất rừng, cấp phát 100% giống keo lai, phân bón và 4 triệu tiền công/ha.   Nhờ cán bộ hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cộng thêm sự kiên trì, phấn đấu của gia đình nên hiện nay cây đang thời kỳ phát triển tốt. Không chỉ có gia đình anh Nhượng mà đã có 70 hộ trong các bản tham gia trồng rừng.   Hiện nay xã Bình Chuẩn đã triển khai trồng được 142,7ha rừng theo dự án 661 và 116,8ha rừng theo dự án 147. Khác với dự án 661, dự án 147 bà con chỉ được hỗ trợ giống cây và phân bón nhưng sau khi có sản phẩm thu hoạch bà con được hưởng lợi 100%, còn dự án 661 bà con được hưởng lợi 80-90% sản phẩm.   Theo Ban quản lý rừng phòng hộ Con Cuông cho biết: với 1ha rừng quy hoạch trồng 1.600 ha cây keo lai, chỉ cần đầu tư 7 triệu đồng giống cây, phân bón và công chăm sóc sau 3 đến 5 năm sẽ cho thu hoạch 50-60 triệu/ha.   Thấy được hiệu quả kinh tế từ rừng mang lại, bà con phấn khởi tích cực tham gia trồng và bảo vệ rừng. Ngoài ra bà con còn tham gia phát triển cây nông nghiệp để ổn định cuộc sống.   Giờ đây ý thức của bà con xã Bình Chuẩn trong công tác bảo vệ và trồng rừng được nâng cao rõ rệt.   Nhờ sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, hiện nay rừng phòng hộ của huyện Con Cuông nói chung và xã Bình Chuẩn nói riêng đang phát triển bền vững, góp phần đưa độ che phủ lên tới trên 75%, cao nhất nước, đó là kết quả mà nhân dân huyện Con Cuông đáng tự hào và cần phát huy trong công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng.  
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn