• Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 9
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 11
  • Ảnh 6
  • Ảnh 22
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 16
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 17
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 2
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 20
  • Ảnh 21
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 18
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 19
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 8
  • Ảnh 7
  • Ảnh 13
  • Ảnh 23
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 10
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 12
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 11
  • Ảnh 3
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 5
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 1
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Quảng Trị: Sẵn sàng bước vào vụ trồng rừng mới

31/08/2015
 Chuẩn bị cho vụ trồng rừng mới
Năm 2010, kế hoạch UBND tỉnh Quảng Trị giao trồng mới 5.195,5 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ tập trung 1.445,5 ha và rừng sản xuất 3.750 ha với tổng vốn đầu tư 31.541 triệu đồng. Để triển khai tốt kế hoạch được giao, ngay từ đầu năm, các ban quản lý dự án cơ sở đã tiến hành rà soát lại diện tích bảo vệ của đơn vị mình và chủ động ký hợp đồng nguyên tắc với các hộ dân, tổ bảo vệ rừng trong vùng dự án.  Đến nay, đã hoàn thành hồ sơ, dự toán thẩm định 26.654,8 ha, trong đó dự án 661 khu vực biên giới huyện Đakrông 3.700 ha; dự án 661 lưu vực sông Thạch Hãn 4.637 ha; Hướng Hóa- Đakrông 4.323,2 ha…Về các hạng mục khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và chăm sóc rừng trồng các đơn vị đã triển khai hoàn thành 100% kế hoạch. Hiện nay, các đơn vị đang tập trung chăm sóc rừng lần 2 và tiến hành tra dặm cây bị chết để đảm bảo mật độ rừng trồng theo quy định.  Vào khoảng từ nửa đầu tháng 9 hàng năm, các đơn vị dự án cơ sở mới bắt đầu triển khai trồng rừng, thời gian trồng kéo dài đến hết tháng 12 cùng năm. Đối với hạng mục trồng mới rừng phòng hộ, các đơn vị đã hoàn tất khâu chuẩn bị. Riêng hạng mục trồng rừng sản xuất, dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất huyện Hướng Hóa 500 ha, Cam Lộ 400 ha, Vĩnh Linh 800 ha… Hiện các đơn vị cũng đang tiến hành thiết kế thêm 1.350 ha rừng sản xuất tại một số địa phương khác như Hải Lăng, Đakrông, thành phố Đông Hà và dự án trồng rừng thay thế nương rẫy tại 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông.  Xác định cây giống là yếu tố quan trọng trong khâu chuẩn bị cho trồng rừng mới và chăm sóc rừng trồng, Chi cục đã chỉ đạo các đơn vị sớm hoàn tất khâu này. Đến nay, các đơn vị đã chủ động gieo tạo cây giống và hợp đồng cung cấp cây giống đối với các vườn ươm cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh (vườn ươm đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh cây giống) để phục vụ trồng rừng mới và chăm sóc rừng trồng theo kế hoạch năm 2010.  Vụ trồng rừng năm nay, toàn tỉnh đã gieo tạo được khoảng 8 triệu cây giống lâm nghiệp các loại. Riêng đối với việc giải ngân vốn, đến thời điểm này, các Ban quản lý dự án đã giải ngân được 9.860 triệu đồng, đạt 31,3%. Theo quy trình, nguồn vốn trồng rừng mới được tập trung giải ngân vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau. 
Trồng rừng thay thế nương rẫy
- Theo kế hoạch, trong năm 2010, dự án trồng rừng thay thế nương rẫy triển khai thí điểm đợt đầu là 300 ha, khoảng 300 hộ tham gia chuyển đổi nương rẫy sang trồng rừng tại 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông. Canh tác nương rẫy là một tập quán của đồng bào vùng cao, góp phần giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ, nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm diện tích rừng. Từ thực trạng sản xuất nương rẫy trong thời gian qua cho thấy, việc canh tác nương rẫy chủ yếu theo hình thức tự phát, thiếu định hướng, nên diện tích bị xói mòn, thoái hóa sau nương rẫy tăng lên, năng suất cây trồng thấp và giảm dần, dẫn đến canh tác không bền vững.  Tình trạng phát rừng làm nương rẫy gây suy giảm khả năng phòng hộ bảo vệ môi trường, đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên lũ lụt, sạt lở đất vào những tháng mùa mưa và gây ra cháy rừng vào những tháng mùa khô gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Hướng Hóa và Đakrông.  Qua tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số, hầu hết các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sau khi được tuyên truyền đã ủng hộ chủ trương trồng rừng thay thế nương rẫy, các hộ sẵn sàng nhận cây, nhận gạo hỗ trợ để chuyển sản xuất sang trồng rừng. Theo đó, tổng số vốn hỗ trợ dự án trồng rừng thay thế nương rẫy tại 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông trong năm nay là 2.163 triệu đồng, riêng phần hỗ trợ gạo là 966 triệu đồng, tức là mỗi héc ta được hỗ trợ không quá 700 kg gạo/năm  Đây là một chính sách hợp lòng dân, giải quyết vấn đề lương thực, tạo điều kiện cho người dân trồng rừng, thay đổi tập quán canh tác, không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế mà dự án còn có nhiều tác động tích cực về mặt xã hội, môi trường sinh thái. Thực hiện tốt dự án trồng rừng thay thế nương rẫy cũng sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án trồng rừng 661, tiến tới chấm dứt tình trạng xâm hại rừng làm nương rẫy. 
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn