Dẫn chúng tôi đi vào liên khu 30/4 huyện U MInh Hạ là một trong 5 liên tiểu khu do công ty mình quản lý, anh Trần Văn Hiếu - Phó phòng kỹ thuật, Công Ty trách nhiệm Hữu hạn MTV U Minh Hạ liê tnục giới thiệu cho chúng tôi những cánh rừng cây keo lai xanh ngắt rợp bóng trong rừng U Minh Hạ.
Con đường đi vào liên tiểu khu 30/4 rợp bóng chuối và đường trải nhựa. Anh Hiếu chỉ tay về phía con đường dải nhựa sâ hun hút trong rừng với vẻ đầy tự hào, anh kể để có được con đường là một nỗ lực lớn của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới và khai thông hạ tầng cơ sở để phát triển kinh tế.
Nhìn từ xa, tràm và keo lai bạt ngàn, trải dài từ thị trấn U Minh Hạ tới đôi bờ sông Trẹm… Những đê bao người dân trồng chuối, cam, quýt và đu đủ. Anh Hiếu kể về hành trình phủ xanh rừng U Minh Hạ không hề đơn giản. Nhiều năm trước, người dân ở đây còn đòi mở rộng đất trồng lúa trên đất lâm nghiệp rồi họ phá rừng để lấy đất trồng cây ăn trái...
Lúc ấy, chính quyền xử lý nhưng hầu như dinệ tích rừng vẫn bị mất đi. Từ năm 2009, từ khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông cho trồng thí điểm cây keo lai trên đất rừng U Minh Hạ, được sự giúp đỡ của Công ty TNHH MTV U Minh Hạ, bà con nông dân hăng hái tham gia thuê khoán rừng để trồng cây keo lai.
Anh Hiếu kể bây giờ bà con vẫn thực hiện đúng 30 % đất nông nghiệp còn lại 70 % là đất trồng rừng. Nhận rõ được lợi ích của cây keo lai nên hầu như không có hộ gia đình nhận khoán đất, khoán rừng làm sai cam kết.
Trên đất rừng trồng keo lai, bà con đắp đê bao trồng thêm cam, quýt, chuối và các cây ăn trái giúp đời sống gia đình cải thiện, người ta thêm yêu rừng mà không đòi phá rừng làm ruộng như trước nữa.
Hiện nay, cây keo lai đang được các đơn vị quản lý và người dân nhận khoán đất rừng đầu tư canh tác trên diện rộng. Theo Anh Trần Văn Khái - Trưởng phòng Kỹ thuật của công ty cho biết công ty thí điểm trồng cây keo lai tyưf năm 2003 nhưng đến năm 2008 mới mạnh dạn trồng đại trà.
Khác với cây tràm bản địa, cây keo lá tượng, giống keo lai trồng chỉ 4-5 năm thu hoạch, mỗi héc-ta cho sản lượng từ 250-300 m3 gỗ. Giá bán mỗi mét khối khoảng 800-900 ngàn đồng, bình quân mỗi héc-ta cho tổng thu khoảng 200 - 220 triệu đồng.
Trong khi đó, chi phí đầu tư kê liếp khoảng 30-60 triệu đồng/ha, trừ tiền cây giống, chăm sóc, bình quân mỗi héc-ta còn lãi hơn 100 triệu đồng. Đối với cây tràm bản địa, phải mất thời gian trồng gấp đôi và giá trị chỉ bằng 1/3 cây keo lai.
Ông Khái cho biết thêm, ngoài giá trị cao hơn và lớn nhanh hơn tràm bản địa, keo lai còn có ưu thế trong PCCCR. Vì thân cây keo lai có nước nhiều, dưới rừng keo ít có thực bì, cây keo lại ít lá và được kê liếp với khoảng cách giữa các liếp trên 10 m.
Về lâu về dài, vẫn chưa có một nghiên cứu nào về hệ luỵ của keo lai nhưng trước mắt không làm giảm sản lượng mật ong, cá đồng dưới chân rừng. Ngoài cây keo lai, công ty đang kê liếp trồng thử nghiệm cây tràm Australia và trồng tràm thâm canh, rút ngắn chu kỳ khai thác, tăng sản lượng gỗ.
Theo giá hiện nay, 1 ha cây keo lai cây đứng bán giá từ 180-200 triệu đồng. Thấy được hiệu quả kinh tế từ cây keo lai nên đến nay công ty đã phủ xanh hơn 1.000 ha. Không chỉ vậy, một số hộ dân nhận khoán đất cũng làm theo.Nếu hộ dân nào có nhu cầu trồng keo lai mà không đủ khả năng thì công ty sẽ đưa đội sản xuất của công ty xuống kê liếp, đầu tư giống, đến khi thu hoạch chia 10% lợi nhuận lại cho công ty.
Cây keo lai được chính công ty U Minh Hạ ương giống và cung cấp cho bà con. Cho đến thời điểm này đầu ra cho cây keo lai, ông Khái cho biết không có gì đáng lo ngại vì hiện nay gỗ của cây keo lai được sử dụng vào rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau như làm giấy, làm gỗ lát sàn và làm viên gỗ đốt để xuất khẩu sang các nước Châu Âu họ sử dụng để đốt lò sưởi, gỗ keo lai nén ép lại không tạo khói. Hiện nay, có thêm Công ty chế biến gỗ Cà Mau nên đầu ra cho cây keo lai đã được đảm bảo.
Công ty đang quản lý trên 25.000ha, trong đó gần 5.000ha đất quốc doanh, 2.443ha đất liên doanh liên kết, hơn 17.590ha đất giao khoán cho các hộ nông dân.