• Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 11
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 22
  • Ảnh 20
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 1
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 17
  • Ảnh 21
  • Ảnh 13
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 23
  • Ảnh 8
  • Ảnh 18
  • Ảnh 16
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 15
  • Ảnh 7
  • Ảnh 12
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 5
  • Ảnh 19
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 6
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 11
  • Ảnh 9
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 2
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 10
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 3
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Nghệ An siết chặt tình trạng vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng

27/07/2015
 Gần đây tại một số địa phương trong tỉnh Nghệ An có tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Đơn cử, tình trạng phá rừng khai thác gỗ non, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, phát đốt thực bì trồng rừng nguyên liệu xuất hiện tại huyện Con Cuông, Quỳ Châu. Tại các huyện Quế Phong, Tương Dương, Thanh Chương có tình trạng khai thác lâm sản rừng đầu nguồn trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ v.v... Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, tình trạng này nếu không được ngăn chặn kịp thời có thể dẫn đến phá rừng hàng loạt, gây hậu quả xấu đến môi sinh, môi trường, làm mất nguồn tài nguyên rừng và gây dư luận không tốt trong người dân địa phương.
Từ thực tế trên, tỉnh Nghệ An yêu cầu UBND huyện Quỳ Châu và các ngành liên quan xác minh vụ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâm nghiệp trái phép xảy ra trên địa bàn. Tỉnh yêu cầu nếu phát hiện các trường hợp nhận đất, nhận rừng có rừng tự nhiên mà để các đối tượng vào khai thác, đốt thực bì để lấy đất trồng rừng thì lập biên bản xử lý về hành vi phá rừng trái phép.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng yêu cầu các địa phương và các ngành liên quan thuộc các huyện Con Cuông, Thanh Chương... chấn chỉnh và nâng cao trách nhiệm quản lý địa bàn, vì đã để rừng bị khai thác, chặt phá, đốt nương làm rẫy trái quy hoạch mà không kiểm tra, phát hiện xử lý và báo cáo kịp thời.
Ngoài ra, tỉnh Nghệ An yêu cầu ngành kiểm lâm tổ chức lực lượng tuần tra rừng, nắm chắc mọi diễn biến tài nguyên rừng, phát hiện, xử lý nghiêm tình trạng khai thác rừng trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trái phép, nhất là ở các khu vực rừng thuộc các huyện Con Cuông, Quỳ Châu, Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt v.v...
Tại Nghệ An, công tác quản lý, bảo vệ rừng đang bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn, xuất hiện nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến Luật bảo vệ và Phát triển rừng. Điển hình, ngày 3/7, tại Tiểu khu 59, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, các lực lượng chức năng đã bắt quả tang 5 đối tượng đang chặt hạ 3 cây sa mu đỏ, thuộc nhóm 2A quý hiếm. Các đối tượng này gồm: Lương Văn Tâm (sinh 1975), Vi Văn Hoài (sinh 1979), Lữ Văn Dương (sinh 1976), Vi Văn Bình (sinh 1994), trú tại xã Thông Thụ (huyện Quế Phong); và Cao Minh Quyết (sinh 1986), trú tại xã Châu Cường (huyện Quỳ Hợp). Đây là những cây sa mu quý hiếm, có đường kính 2,5 đến 2,7m, cao 35 - 40 m, tương đương khoảng 200 m3 gỗ. Vụ chặt phá cây sa mu này được coi là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận. Ngày 9/7, công an huyện Quế Phong, Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 5 đối tượng này; ngày 16/7, tỉnh ủy Nghệ An có công văn yêu cầu Ban Nội chính Tỉnh ủy Nghệ An theo dõi, tham mưu, chỉ đạo các ngành trong khối nội chính xử lý nghiêm các đối tượng chặt phá rừng trái phép tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong.
Nguồn: tinmoitruong.vn