• Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 9
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 6
  • Ảnh 11
  • Ảnh 15
  • Ảnh 16
  • Ảnh 21
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 23
  • Ảnh 20
  • Ảnh 3
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 10
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 2
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 7
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 17
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 18
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 14
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 13
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 1
  • Ảnh 22
  • Ảnh 8
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 5
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 19
  • Ảnh 12
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Khi lợi ích của người trồng rừng được đảm bảo

23/07/2015
 Tăng độ che phủ
Dak Lak là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên khá rộng (gần 600.000 ha), những năm qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, diện tích rừng ở đây đang ngày càng bị thu hẹp dần… Trước thực tế đó, các ngành chức năng của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, kế hoạch trồng mới rừng (chủ yếu với 2 loại cây là keo và bạch đàn) và đã đem lại một số thành quả nhất định. Năm 2010, toàn tỉnh trồng mới gần 400 ha rừng, năm 2011 trồng 3.341,5 ha, riêng năm 2012, dự kiến trồng 3.800 ha và hiện đã trồng được 1.388 ha, tập trung tại các huyện Ea Súp, Ea Kar, Buôn Đôn, Krông Bông, Cư M’gar… Trong kế hoạch trồng rừng tập trung, rừng sản xuất, phòng hộ phải kể đến Dự án FLITCH (gọi tắt là ADB) của Chính phủ về hỗ trợ trồng rừng, giao cho tỉnh triển khai tại các địa phương trong tỉnh khá hiệu quả. Riêng năm 2011, toàn tỉnh đã thực hiện trồng mới được 578/528 ha rừng từ nguồn vốn ADB, đạt 110% kế hoạch.
Ea Kar là một trong những huyện có diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh. Theo kế hoạch năm 2012, toàn huyện trồng mới 520ha rừng tập trung và tiếp tục chăm sóc 3.200ha rừng trồng qua các năm. Ông Lê Văn Hồng, Chánh văn phòng UBND huyện cho biết, huyện đang chỉ đạo ngành liên quan và các xã tiếp tục triển khai tốt dự án ADB trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất thay thế nương rẫy canh tác kém hiệu quả cho đồng bào DTTS; các dự án trồng cây phân tán, kết hợp sử dụng có hiệu quả đất rừng giao khoán, cùng với tăng cường kiểm tra, giám sát việc trồng rừng kinh tế đúng quy định, đảm bảo môi trường sinh thái và hài hòa lợi ích giữa người dân với doanh nghiệp… Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ea Kar được giao toàn bộ 250 ha rừng do Dự án ADB tài trợ, mới triển khai trồng được hơn 100 ha chủ yếu tại các xã Cư Yang, Cư Prông, Ea Sar… Trong khi đó, huyện Krông Pak cũng trồng được 100 ha rừng tập trung và phấn đấu đến cuối năm nay sẽ đạt kế hoạch trồng mới 200ha rừng tập trung, nâng tỉ lệ độ che phủ rừng của huyện lên 35%.
Theo Sở NN-PTNT Dak Lak, đến cuối năm 2012 toàn tỉnh sẽ trồng mới gần 3.800ha rừng tập trung, cùng với chăm sóc hơn 3.550ha rừng sản xuất và 250 ha rừng phòng hộ, ngoài ra còn phát triển thêm trên 1 triệu cây phân tán.
Gắn lợi ích kinh tế cho người trồng rừng
Để thực hiện tốt các chỉ tiêu về trồng rừng, hàng năm tỉnh Dak Lak đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp liên kết với nông dân tham gia trồng rừng, theo đó, nhiều địa phương đã hình thành các mô hình trồng rừng khá hiệu quả. Đơn cử như việc trồng rừng theo Dự án ADB, hỗ trợ vốn không hoàn lại cho mỗi hộ tư nhân 500 USD/ha rừng sản xuất, doanh nghiệp trồng rừng được hỗ trợ 400 USD/ha và sau khi khai thác sẽ hoàn trả lại vốn cho quỹ ADB huyện 250 USD/ha. Ông Nguyễn Hồng Mạnh, Giám đốc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ea Kar cho biết, hiện nay đơn vị đang tạo điều kiện cho người dân trồng hàng trăm ha rừng liên kết trên đất do công ty quản lý, mỗi hộ được doanh nghiệp hỗ trợ không hoàn lại 400 USD/ha (từ nguồn Dự án ADB), ngoài ra còn thường xuyên cử cán bộ chuyên trách hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu… để người dân trồng, chăm sóc rừng hiệu quả. Nhờ vậy, đã thu hút nhiều hộ đăng ký tham gia liên kết, nhất là những hộ nghèo. Bên cạnh đó, nhiều địa phương khác cũng triển khai vận động nhân dân xây dựng hương ước, qui ước cấm chăn thả gia súc, bảo vệ các cánh rừng mới trồng, đã thu hút đông đảo các gia đình tham gia trồng rừng sản xuất, điển hình là tại các huyện M’Drak, Krông Bông, Ea Kar, Ea Súp… nhiều diện tích rừng trồng đã cho khai thác, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Lợi ích từ việc xen canh cây lương thực và hoa màu trong diện tích rừng trồng cũng được người dân khai thác, cho nguồn thu nhập mỗi năm hàng chục triệu đồng/ha. Tại xã Ea Sô, huyện Ea Kar, việc xen canh ngô, đậu xanh trên diện tích rừng trồng năm thứ nhất, thứ hai đã trở nên phổ biến, ông Nguyễn Thế Thủy, Chủ tịch UBND xã Ea Sô cho biết, từ năm 2005 địa phương đã tổ chức cho người dân trồng xen thường xuyên gần 150 ha ngô, 100 ha đậu xanh trên diện tích rừng trồng đã cho kết quả tốt, với nhiều hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu, điển hình như hộ ông Y Sơn Mlô, Y Hoan Niê ở thôn 1, Đinh Văn Giá ở thôn 2… thu nhập nhờ xen canh mỗi năm trên 30 triệu đồng/ha rừng. Cách làm này rất phù hợp với điều kiện của địa phương. Không chỉ lợi ích về kinh tế mà cả về môi trường, sinh thái, trước đây, do nạn chặt phá rừng hoành hành, nhiều khu vực của địa phương bị thiếu nước, hầu hết kênh, suối cạn khô, từ khi triển khai trồng rừng, đồi núi trọc đã được lên xanh, nhiều con suối cũng bắt đầu cho nước trở lại, ruộng rẫy ít bị khô hạn hơn…
Nguồn: http://baodaklak.vn