• Ảnh 13
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 14
  • Ảnh 16
  • Ảnh 9
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 10
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 17
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 2
  • Ảnh 23
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 6
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 11
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 20
  • Ảnh 11
  • Ảnh 12
  • Ảnh 15
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 18
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 22
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 5
  • Ảnh 21
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 19
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 1
  • Ảnh 8
  • Ảnh 7
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 3
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Các địa phương tích cực triển khai trồng và bảo vệ rừng

22/07/2015
 
* Theo kế hoạch năm 2012, tỉnh Hòa Bình sẽ thực hiện trồng mới 7.000 ha rừng. Trong đó, nguồn hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước bố trí cho trồng rừng phòng hộ 15 tỷ đồng, tương đương với 84 ha.
Tỉnh Hòa Bình đang huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp và trong nhân dân, phấn đấu đạt mục tiêu kế hoạch trồng rừng đề ra. Cùng với đó, tỉnh Hòa Bình đã chuẩn bị ươm mới khoảng 6 triệu cây giống. Trong đó, các vườn ươm lớn hiện còn khoảng 1 triệu giống cây bản địa; các cơ sở và hộ dân sẽ triển khai ươm mới 5 triệu cây giống, chủ yếu là keo lai phục vụ trồng rừng sản xuất.
 
Đến nay, các địa phương tỉnh Hòa Bình đã trồng hơn 155.000 cây phân tán, bao gồm cây lâm nghiệp và cây ăn quả các loại. Đồng thời, thực hiện khoanh nuôi, bảo vệ gần 62.000 ha rừng, trong đó, khoanh nuôi tái sinh 775 ha, bảo vệ 61.170 ha rừng.
* Năm 2012, tỉnh Quảng Ninh đặt nhiệm vụ thực hiện tốt quản lý diện tích rừng đã trồng được và tiếp tục đầu tư phát triển rừng, đảm bảo đến năm 2015 diện tích rừng của toàn tỉnh là 335.500 ha.
Đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 427.397 ha rừng và đất lâm nghiệp đã được giao quản lý, trong đó, tổng diện tích rừng và đất rừng được giao sử dụng ổn định lâu dài là 383.957 ha; giao UBND các cấp tạm thời quản lý là 43.980 ha.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, mặc dù công tác quản lý bảo vệ rừng đã được tăng cường và thực hiện tốt, tuy nhiên, hiện trong các khu vực rừng đặc dụng vẫn còn một số hộ gia đình sống xen kẽ, dẫn đến tình trạng phát nương làm rẫy, khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép...
Để đẩy mạnh phát triển nghề rừng trong giai đoạn mới, tỉnh Quảng Ninh chú trọng quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và tiếp tục đầu tư phát triển rừng; trong đó, cải tạo lại những diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt (là rừng sản xuất) kém hiệu quả thay thế bằng việc trồng lại rừng năng suất cao; đầu tư trồng rừng thâm canh năng suất cao, lựa cây trồng phù hợp để trồng lại những diện tích rừng sinh trưởng kém, mật độ cây chưa đảm bảo; thu hút đầu tư mọi nguồn lực, đầu tư theo chiều sâu về việc trồng rừng mới; phân kỳ sử dụng hợp lý quỹ đất lâm nghiệp, đảm bảo bình quân mỗi năm trồng mới từ 4.000-5.000 ha; duy trì cơ chế hỗ trợ ngân sách để nhân dân phát triển rừng sản xuất, quản lý bảo vệ rừng...
* Để bảo vệ hơn 7.500 ha rừng vào mùa khô năm 2012, các đơn vị chủ rừng trong tỉnh Đồng Tháp đã lập đề án trực 24/24 giờ, chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, tập trung vào khu vực rừng tràm trên địa bàn 18 xã thuộc 4 huyện: Tân Hồng, Tam Nông, Cao Lãnh và Tháp Mười, đặc biệt là bảo vệ Vườn Quốc gia Tràm Chim, Rừng tràm môi sinh Bắc Tháp Mười và rừng bạch đàn khu vực biên giới Dinh Bà huyện Tân Hồng, với phương châm 4 tại chỗ.
Các đơn vị chủ rừng đã huấn luyện kỹ năng chữa cháy thành thạo cho hơn 1.400 người, đồng thời, phân công canh giữ ở 61 trạm, chốt bảo vệ và ở 30 đài quan sát, chồi canh kiên cố và bán kiên cố có chiều cao quan sát từ 15-18 mét.
Bên cạnh đó, chuẩn bị phương tiện chữa cháy sẵn sàng với 47 máy bơm chuyên dùng và cải tiến, hơn 12 ngàn mét dây chữa cháy, trên 400 công cụ chữa cháy thủ công. Ngoài ra, các rừng tràm đều có hệ thống kênh, đê bao phòng chống cháy rừng với tổng chiều dài 327 km.
Ngay từ đầu năm 2012, tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện công tác phòng chống cháy rừng bằng giải pháp lâm sinh như: Vận động các chủ rừng vệ sinh các bờ bao, bờ kênh; tỉa thưa, vệ sinh rừng, đắp đập điều tiết nước hợp lý để giữ độ ẩm; nạo vét thông thoáng các kênh mương theo khoảnh, lô, đảm bảo đi lại dễ dàng; tổ chức đốt chủ động trong và ven rừng ở những nơi có nguy cơ cháy cao.
Đến nay, mọi công tác phòng chống cháy rừng ở tỉnh Đồng Tháp được các cấp, các ngành liên quan triển khai chặt chẽ từ đầu năm, lực lượng Công an phòng chống cháy rừng và Kiểm lâm thường xuyên phối hợp tuần tra, kiểm soát và dự báo cấp cháy rừng để các chủ rừng chủ động đề phòng, đối phó.
* Tỉnh Đồng Nai đang có nhiều khu vực có nguy cơ cháy rừng cấp 4 như: Xuân Lộc, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, đặc biệt ở các huyện Vĩnh Cữu, Định Quán, Tân Phú đang ở vào tình trạng báo động cấp độ 5, cấp độ cực kỳ nguy hiểm có thể xảy ra cháy rừng vào bất cứ lúc nào..
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Đồng Nai vừa có chỉ thị yêu cầu Thường trực Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCC) tăng cường theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo và điều hành công tác PCCC rừng. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; Giám đốc các Ban quản lý rừng phòng hộ, Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai và các đơn vị chủ rừng khác củng cố ban chỉ huy PCCC rừng theo từng cấp để triển khai thực hiện công tác PCCC rừng.
Các đơn vị chủ động chuẩn bị phương tiện, thiết bị và lực lượng để sẵn sàng đối phó với cháy theo phương châm “bốn tại chỗ” gồm: Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ. Đồng thời, các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường thời lượng đưa tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng để các đơn vị chủ rừng; lực lượng kiểm lâm và chính quyền các cấp chủ động phối hợp thực hiện công tác PCCC rừng đạt hiệu quả cao nhất./.
Nguồn: baomoi.com