• Ảnh 1
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 5
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 7
  • Ảnh 8
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 17
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 18
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 22
  • Ảnh 10
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 19
  • Ảnh 11
  • Ảnh 2
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 20
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 11
  • Ảnh 6
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 16
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 3
  • Ảnh 23
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 12
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 9
  • Ảnh 21
  • Ảnh 13
  • Ảnh 15
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Rừng thông phòng hộ cảnh quan Quốc lộ 14 đang bị tận diệt

27/07/2015
 Rừng thông thuộc huyện Đắc Song trước đây rất rậm rạp, xanh tươi, nay chỉ còn lại những khoảnh nhỏ đan xen với nương rẫy do người dân xâm lấn, đang bị tận diệt bằng cách đầu độc. Tại tiểu khu 1614, có khoảng 1 ha thông hơn 30 năm tuổi mới bị đầu độc đang bị khô héo lá và chết dần. Tại hiện trường, những cây thông chết đều có hàng chục lỗ khoan có đóng que nhỏ. Trong các lỗ nhỏ đều có bọt trắng của hoá chất. Gần khu vực này có 2 khoảnh thông (sát khu vực rẫy cà phê, hồ tiêu của người dân) với hàng trăm cây thông lớn nhỏ đường kính trên dưới 30 cm đã chết trước đó không lâu, một số cây đã bị người dân đốn hạ.
Ông Nguyễn Đức Hạnh, ở thôn 7, xã Nâm N’jang, huyện Đắk Song, sống gần tiểu khu 1614 cho biết: "Tôi đã ở tại khu vực này gần 20 năm, người dân sống trong vùng này thưa thớt thì thông còn rất nhiều. Trước đây, bà con chỉ khai hoang ở dưới chân đồi để trồng cà phê, nhưng sau này giá các loại nông sản như hồ tiêu được giá nên bà con cứ thế lấn dần lên khu vực rừng thông".
Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Song, thủ đoạn phá hại rừng thông dọc Quốc lộ 14 rất phức tạp, người dân phá rừng với mục đích lấn chiếm đất để sản xuất và làm nhà, nhất là vùng đất mặt đường thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán. Họ dùng nhiều biện pháp tinh vi như, khoan lỗ, bỏ hóa chất để hủy hoại cây thông. Do việc hủy hoại rừng thông thực hiện vào ban đêm, nên khi phát hiện ra, thì họ vứt các dụng cụ rồi bỏ trốn nên cán bộ kiểm lâm không xử lý được.
Ông Thịnh cũng cho rằng, dù lực lượng kiểm lâm đã tích cực phối hợp với cơ quan chức năng để tuần tra, kiểm soát, nhưng do diện tích rừng thông nằm rải rác lại xen kẽ với nhà ở và nương rẫy của người dân lại dài trên 20km nên việc canh giữ, bảo vệ rất khó khăn.
Rừng thông phòng hộ cảnh quan Quốc lộ 14 thuộc địa phận 2 xã Trường Xuân và Nâm N'Jang được trồng từ năm 1978 đến năm 1984 với diện tích ban đầu trên 400 ha. Rừng thông không chỉ có chức năng phòng hộ mà còn là khu rừng cảnh quan rất đẹp. Trước đây, rừng thông được Lâm trường Đắk Nông và Đắk Rung quản lý. Từ năm 2013, rừng được giao cho nhiều đơn vị khác nhau quản lý bảo vệ. Cũng trong thời gian này, rừng bị tàn phá và xâm lấn nhiều nhất. UBND huyện Đắk Song đã phối hợp với các đơn vị chủ rừng, Chi cục Kiểm lâm cưỡng chế giải tỏa nhiều lần nhưng chưa kiên quyết, dẫn đến việc người dân quay lại tiếp tục lấn chiếm đất rừng ngày càng nhiều hơn. Cuối tháng 4/2014 vừa qua, UBND huyện Đắk Song đã tổ chức một đợt cưỡng chế, giải tỏa một số hộ dân lấn chiếm đất rừng thông.
Trong những năm qua, huyện Đắk Song xảy ra nhiều vụ lấn chiếm đất rừng làm nhà ở và nương rẫy trái phép. Từ đầu năm 2014 đến nay, Đắk Song là một trong những huyện phát hiện số vụ phá rừng làm nương rẫy nhiều nhất Đắk Nông.