• Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 16
  • Ảnh 11
  • Ảnh 6
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 7
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 8
  • Ảnh 17
  • Ảnh 22
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 14
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 12
  • Ảnh 23
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 10
  • Ảnh 3
  • Ảnh 19
  • Ảnh 9
  • Ảnh 18
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 20
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 1
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 5
  • Ảnh 11
  • Ảnh 13
  • Ảnh 2
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 21
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Nhân rộng mô hình tốt phát triển kinh tế rừng

10/12/2015
 Gia đình ông Lường Văn E, dân tộc Thái ở bản Bó Lạ, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đang triển khai mô hình trồng rừng sản xuất và lâm sản ngoài gỗ. Với 8 ha rừng trồng từ năm 1992, đến nay đồi rừng của gia đình ông E đã đem lại thu nhập 200 triệu đồng mỗi năm. Gia đình ông còn tận dụng cành khô làm củi cho sinh hoạt hàng ngày. Từ mô hình này, ở bản Bó Lạ đã có thêm nhiều hộ trồng rừng kinh tế.
Gia đình ông Bùi Văn Thiệp, ở bản Kiến Xương, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, có 3 ha đất trồng chè, cà phê, mận hậu, đào. Đặc biệt, ông Thiệp đã trồng 1 ha cây sa nhân xen với cây cà phê. Chỉ tính sản phẩm sa nhân đã đạt 1,2 tấn/ha. Ông Thiệp cho biết: Cứ 5 - 6 kg quả sa nhân tươi thu được 1 kg quả khô, với giá bán hiện nay dao động từ 500.000 đến 650.000 đồng/kg, thu nhập từ tiền bán quả sa nhân đạt 120 - 200 triệu đồng/ha/năm. Qua tìm hiểu trên phương tiện thông tin đại chúng, nhiều hộ nơi đây biết sa nhân là cây thuốc quý cho dược liệu trong nước và xuất khẩu. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, một số hộ đã lấy giống từ Sa Pa về trồng thử nghiệm. Chỉ sau 2 - 3 năm, sa nhân bắt đầu cho thu hoạch và rễ cây lan tới đâu, diện tích trồng được mở rộng tới đó. Nếu chăm sóc tốt, mỗi gốc sa nhân có thể thu hoạch trong thời gian 10 đến 12 năm. Đến nay, tại xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu đã có trên 100 ha cây sa nhân được trồng tập trung tại các bản Mô Cổng, Nặm Giắt, Phiêng Luông.
Từ năm 2003 đến nay, đồng bào Mông ở bản vùng cao Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, đã khoanh nuôi trên 200 ha rừng cây sơn tra tự nhiên (cây táo mèo) kết hợp với rừng phòng hộ đầu nguồn đã cho thu nhập 180 - 250 triệu đồng/ha/năm từ việc bán quả. Thấy được hiệu quả kinh tế của cây sơn tra, huyện Mường La đã có dự án mở rộng, phát triển diện tích cây sơn tra lên 1.500 ha vào năm 2016, nhằm nâng cao giá trị của rừng, tăng thu nhập cho các hộ đồng bào vùng cao, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Để đồng bào thoát nghèo bền vững từ những cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu địa phương, tỉnh Sơn La cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để đồng bào áp dụng rộng rãi.
Nguồn: http://baotintuc.vn