• Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 11
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 9
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 12
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 2
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 10
  • Ảnh 22
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 1
  • Ảnh 21
  • Ảnh 13
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 5
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 16
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 23
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 15
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 6
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 3
  • Ảnh 7
  • Ảnh 8
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 17
  • Ảnh 14
  • Ảnh 19
  • Ảnh 20
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

“Vỡ trận” các dự án trồng rừng thay thế: Rừng mất, lộ diện cơ chế sai

07/12/2015
 Kỳ 1: Mất trắng hàng nghìn hécta rừng từ dự án trồng caosu
Định hướng năm 2020, tỉnh Gia Lai sẽ chuyển đổi 66.457ha đất lâm nghiệp, đất rừng nghèo sang trồng caosu tại 13 huyện, thị xã. Thế nhưng “siêu dự án” qua 8 năm đã bị phá sản bởi nhiều lỗ hổng về quy hoạch. Hàng nghìn hécta rừng bị phá trắng, trong khi cây trồng thay thế là caosu chết quá nhiều vì không thể sống trên đất rừng.
Rừng tàn... theo chủ trương
Theo chủ trương, sẽ có 51.547ha đất rừng nghèo tự nhiên, 4.991ha đất rừng trồng và 9.919ha đất trống được chuyển đổi sang trồng caosu. Ngay sau khi Chính phủ phê duyệt, tỉnh Gia Lai cấp tốc triển khai ngay từ năm 2007, đồng thời cấp phép cho 44 dự án của 17 doanh nghiệp (DN) thuê đất để trồng caosu. Hiện tại chỉ có 32.555ha của 5 huyện thực hiện việc chuyển đổi với tổng chi phí đầu tư 4.670 tỉ đồng. Trung tuần tháng 7.2015, tại kỳ họp HĐND tỉnh Gia Lai, đứng trước cử tri, tỉnh Gia Lai dù muốn hay không cũng phải nêu “thảm trạng” dự án. Tại huyện Đức Cơ, vì được trồng trên đất rừng khộp, nghèo dinh dưỡng, nền cát pha xen lẫn đá sỏi nên caosu phát triển chậm. Bước sang năm thứ 7 nhưng cây caosu của Cty kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức vẫn chưa thể cho khai thác. Tại huyện Chư Pưh, một số diện tích đang bị phá bỏ để chuyển mục đích, số khác phát triển èo uột. Thảm hơn, một số diện tích có dấu hiệu ngừng đầu tư, chăm sóc. Cty Hoàng Anh Gia Lai được giao 1.526ha đất tại huyện Ia Pa nhưng cây caosu phát triển rất kém. Để cứu vãn tình thế, Cty này đành chuyển caosu sang trồng mía và xây dựng trại bò. Việc tự chuyển đổi vô tình tạo hiệu ứng dây chuyền, trở thành phong trào. Thế là, hàng nghìn hécta rừng bị phá để chuyển đổi nhưng là trồng các loại cây theo dụng ý DN chứ không phải là... caosu.
Chất lượng phát triển cây caosu mà HĐND tỉnh Gia Lai ra thông cáo khiến ai cũng phải giật mình: 10,2% diện tích caosu đã trồng bị chết và kém phát triển. Diện tích cây có tỉ lệ sống thấp, phát triển quá kém lên đến 65%. Bức xúc hơn, 2.089ha rừng dù đã khai hoang nhưng không trồng cao su, trong khi hàng nghìn khối gỗ đã tận thu trước đó. Vì thế chính quyền tỉnh Gia Lai đang đau đầu với việc tạo công ăn việc làm cho lao động, đồng bào thiểu số. “Chỉ có 2.254 lao động được tuyển thay vì 9.379 lao động như dự án đã phê duyệt, trong đó chỉ có 777 lao động là người dân tộc thiểu số. Mức lương, tiền công, đời sống của người dân trong vùng dự án rất khó khăn” - một phó chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai - cho biết. Như vậy, mục tiêu chính của việc chuyển đổi rừng nghèo sang trồng caosu là để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người đồng bào bản địa chính thức bị vỡ kế hoạch.
Rừng mất, ai chịu trách nhiệm?
Nghịch cảnh hơn, dự án được triển khai 8 năm nhưng đến nay, các DN chưa nộp một đồng vào ngân sách nhà nước. Trong khi khoản tiền bán gỗ tận thu từ dự án, các DN còn nợ ngân sách tỉnh này hơn 8 tỉ đồng. Trước tình thế này, tỉnh Gia Lai đã có đơn kiện các DN nợ thuế ra tòa. Tuy nhiên, nhiều DN không còn tài sản thì việc kiện ra tòa cũng làm tỉnh này “đau đầu”. Điều đáng nói, cây caosu không thể sống vì trồng trên đất xấu vô hình trung gây lãng phí lớn tài nguyên đất. Tỉnh Gia Lai từ đó kiến nghị Bộ NNPTNT chỉ đạo triển khai các dự án trồng rừng thay thế, phục hồi lại rừng nghèo. Tuy vậy, đến nay chưa một DN nào trồng lại rừng thay thế.
HĐND tỉnh Gia Lai nói thẳng việc tổ chức, triển khai dự án chủ quan, nóng vội, chạy theo thành tích để đạt về số lượng, diện tích. Sự thất bại của dự án còn thể hiện công tác phối hợp giữa các ngành, chính quyền địa phương và DN chưa tốt về tình hình triển khai dự án, tuyển dụng lao động, hỗ trợ an sinh xã hội, chế độ BHXH cho công nhân... Tại Gia Lai, đã có 32.555ha rừng “nghèo” bị chuyển đổi thay vì 66.457ha như dự kiến. Dự án đã bị Chính phủ dừng lại bằng Quyết định số 1655 vào năm 2013. Đến nay, chưa có con số thống kê bao nhiêu nghìn khối gỗ bị tận thu? Nhưng chắc chắn rằng, số tiền thu lợi từ dự án là rất lớn. Biện pháp khắc phục mà tỉnh Gia Lai đưa ra là “tập trung khôi phục rừng nghèo, gắn với trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý”. Tuy thế, đây là điều bất khả dĩ bởi rừng ở đây hầu như bị xóa trắng, việc khắc phục thật khó... để nói ở thì hiện tại.