• Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 15
  • Ảnh 22
  • Ảnh 21
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 19
  • Ảnh 7
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 23
  • Ảnh 2
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 16
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 10
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 9
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 3
  • Ảnh 11
  • Ảnh 1
  • Ảnh 6
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 20
  • Ảnh 5
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 13
  • Ảnh 18
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 8
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 17
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 11
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 12
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Đẩy dân vào thế... phá rừng

14/10/2015
 Chính quyền tỉnh Quảng Nam có lẽ đã nhận ra sai lầm khi đưa dân vào sinh sống trong vùng lõi rừng phòng hộ Sông Tranh (xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) bởi cánh rừng này đang bị tàn phá nặng nề.
Kiểm lâm không thể vô can!
Mất hơn nửa giờ băng rừng lội suối, chúng tôi cũng đến được khu vực rừng bị tàn phá trong lâm phần rừng phòng hộ Sông Tranh ở thôn 2, xã Trà Bui. Dọc đường đi, không khó để phát hiện những phách gỗ đã cưa xẻ được cất giấu, chờ cơ hội để đưa đi tiêu thụ. Tiếp cận một vạt rừng rộng chưa đến một sào đất, chúng tôi ghi nhận gần 10 cây to với đường kính hơn 1 m bị triệt hạ bằng cưa lốc, áng chừng cả 100 m3 gỗ. Những thân gỗ lớn 2 người ôm không xuể nằm ngổn ngang, dấu cũ, dấu mới đều có. Tại khu vực chúng tôi đến, dù chỉ nằm ở bìa rừng nhưng khung cảnh hết sức hoang tàn, những cây gỗ lớn như chò, giổi bị đốn hạ không thương tiếc.
Một người dân địa phương cho biết hằng đêm, “lâm tặc” dùng cưa lốc để xẻ gỗ rồi thuê trâu kéo lên đường, sau đó đưa xe tải vào vận chuyển đi tiêu thụ. Điều đáng nói, muốn đi vào khu vực rừng bị phá chỉ có một con đường lại có đến 2 trạm bảo vệ rừng thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Sông Tranh nhưng gỗ lậu vẫn có thể tuồn ra ngoài. “Thật không thể nào tin được rằng các trạm bảo vệ rừng vô can” - một cán bộ xã Trà Bui nhận định.
 Ông Đoàn Tất Chẩn, Giám đốc BQLRPH Sông Tranh, thừa nhận có thiếu sót trong việc quản lý, chỉ đạo nhưng cũng đưa ra các lý do như rừng rộng, lực lượng mỏng, “lâm tặc” tinh vi khi chỉ phá rừng từ 1-2 giờ sáng... Khi được hỏi vì sao biết thời gian “lâm tặc” hoạt động nhưng lại không tổ chức truy bắt thì ông Chẩn trả lời ấp úng và cho biết sẽ đề nghị điều tra về vấn đề tiêu cực trong nội bộ của BQLRPH. Ông Nguyễn Tuân Sơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ Sông Tranh, cũng cho rằng do thiếu lực lượng, việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa tốt. Tuy nhiên, ông Sơn thừa nhận việc giám sát có phần chưa chặt chẽ, trách nhiệm của kiểm lâm địa bàn chưa tốt... Trả lời câu hỏi có hay không việc cán bộ của hạt tiếp tay cho “lâm tặc”, ông Sơn nói: “Chúng tôi chưa nắm được”.
Đổi rừng lấy miếng ăn
Theo ghi nhận của chúng tôi, khu vực trong lâm phần rừng phòng hộ Sông Tranh mặc dù khá xa xôi, đường đi hiểm trở nhưng vẫn có nhiều nhà dân sinh sống. Tìm hiểu thì được biết hơn 7 năm trước, do ảnh hưởng của dự án thủy điện Sông Tranh 2, hàng trăm người dân xã Trà Bui phải rời làng vào vùng lõi rừng phòng hộ sinh sống. Thiếu đất sản xuất, người dân không còn sự lựa chọn nào khác là đổi rừng lấy miếng ăn. Theo BQLRPH Sông Tranh, từ thôn 1 đến thôn 6 có 130 con trâu kéo, 75 cưa lốc phục vụ cho khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Để tiêu thụ gỗ, sát bìa rừng còn mọc lên ít nhất 3 xưởng cưa chuyên gia công, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ như bàn ghế, phản... Gỗ được chế biến ra thành phẩm là chiêu bài để hợp thức hóa gỗ lậu. Nhà nhà chứa gỗ, người người đi lấy gỗ từ rừng bán cho các đầu nậu hoặc xưởng cưa.
Theo ông Hồ Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Trà Bui, do thiếu đất sản xuất nên người dân phá rừng cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên trước đây, người dân phá rừng để có đất làm rẫy thì nay, họ chủ yếu vào rừng đốn gỗ để bán cho “lâm tặc”. Trong khi đó, “lâm tặc” rất khôn ngoan khi không trực tiếp phá rừng mà xúi giục người dân địa phương phá rừng rồi thu mua với giá thấp. “Để xảy ra tình trạng phá rừng, ngoài lý do người dân không có đất sản xuất, còn vì địa phương không nhận được sự phối hợp với ban quản lý để bảo vệ rừng” - ông Tiến đánh giá.
Ông Huỳnh Tấn Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, cho biết tính đến thời điểm này, các ngành chức năng của tỉnh đã bắt giữ 150 m3 gỗ được cho là xuất phát từ rừng phòng hộ Sông Tranh. Theo ông, để xảy ra tình trạng trên, ngoài nguyên nhân do sự buông lỏng quản lý, còn có việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý và người dân không tốt. “Nếu có quan hệ tốt thì chính những người dân ở trong rừng là tai mắt cho kiểm lâm. Đằng này, người dân lại giúp sức cho “lâm tặc” phá rừng” - ông Đức nói.
Nguồn: http://nld.com.vn