• Ảnh 11
  • Ảnh 2
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 5
  • Ảnh 19
  • Ảnh 17
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 14
  • Ảnh 6
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 16
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 11
  • Ảnh 18
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 23
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 22
  • Ảnh 15
  • Ảnh 9
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 7
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 12
  • Ảnh 1
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 21
  • Ảnh 20
  • Ảnh 3
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 8
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 13
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Hộ nghèo trồng rừng được hỗ trợ thế nào?

02/10/2015
 Ngày 9.9.2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, trong đó quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, trồng rừng… và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020,  có hiệu lực thi hành từ ngày 2.11.2015, áp dụng cho các đối tượng sau:
+ Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng: Bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng.
+ Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Điều 54 Luật Đất đai, tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, thực hiện bảo vệ rừng được giao hoặc rừng nhận khoán.
+Tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chính sách hỗ trợ bao gồm: Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng; bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung; trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ; trồng rừng phòng hộ; trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy và chính sách tín dụng.
Theo đó, hỗ trợ bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;  hỗ trợ từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ tùy theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng theo thiết kế - dự toán; được trợ cấp 15kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc được lương thực.
Ngoài ra, Ngân hàng CSXH  hoặc Ngân hàng NNPTNT còn hỗ trợ cho vay không có tài sản bảo đảm phần giá trị đầu tư còn lại với mức tối đa 15 triệu đồng/ha, lãi suất 1,2%/năm. Ngân hàng CSXH còn hỗ trợ cho vay không có tài sản bảo đảm để chăn nuôi trâu, bò, gia súc khác với mức vay tối đa 50 triệu đồng, lãi suất 1,2%/năm…
Nguồn: http://danviet.vn