• Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 7
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 14
  • Ảnh 12
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 18
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 11
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 8
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 10
  • Ảnh 15
  • Ảnh 5
  • Ảnh 9
  • Ảnh 23
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 1
  • Ảnh 22
  • Ảnh 3
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 17
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 13
  • Ảnh 21
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 6
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 20
  • Ảnh 19
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 2
  • Ảnh 11
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 16
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Kiểm lâm sát cánh cùng dân bảo vệ rừng

13/10/2015
 Hiểu hơn về giá trị của rừng
Bà Lò Thị Lanh ở bản Mường Nưa, xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La cho biết: “Bao năm qua người dân sống dựa vào rừng để lấy thức ăn, lấy nhà cửa, lấy nguyên liệu và đất sản xuất... Ai cũng nghĩ rừng là vô tận nên trách nhiệm bảo vệ chưa cao. Nhưng bây giờ thì có ai phá rừng nữa đâu. Không phải bởi chúng tôi đã giàu có mà vì chúng tôi đã hiểu nhiều hơn về giá trị của rừng…”. Nhìn về phía các bản: Pá Có, Tà Cọong, Pá Nhạp, Lốm Hỏm… - nơi có cả ngàn ha rừng của xã Mường Lầm đang xanh ngăn ngắt, tôi hiểu là bà Lanh đang nói rất thật.
Mường Lầm là xã nhiều khó khăn của huyện Sông Mã, cách trung tâm huyện lỵ tới gần 40km với điều kiện giao thông rất khó khăn, cư dân chủ yếu là bà con dân tộc Thái, Mông với nghề làm nương là chính. Bởi thế, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng ở đây chẳng dễ dàng gì, nhất là trong những mùa gieo hạt.
“Ở đây lúa ruộng ít nhưng khí hậu, chất đất lại hợp với cây nhãn nên nhà ai cũng muốn có một mảnh vườn để thêm cơ hội xóa nghèo, làm giàu. Nhưng đất lâm nghiệp đã giao, mốc chỉ giới đã rõ, hiểu biết về trách nhiệm bảo vệ rừng đã được nâng lên nên dù rất muốn có thêm đất sản xuất cũng chẳng ai dám xâm lấn đất rừng…” – anh Hà Văn Hay, dân bản Huổi Én, xã Mường Lầm, bảo vậy.
Kiểm lâm sát cánh cùng người dân
“3 năm về huyện Sông Mã làm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cũng như nhiều năm trước làm việc ở  Chi cục Kiểm lâm Sơn La, tôi chưa bao giờ thấy tinh thần bảo vệ và phát triển vốn rừng ở huyện Sông Mã lên cao như bây giờ. Nhờ thế, không chỉ độ che phủ của rừng đã nâng lên tới gần 50% mà nhiều cây gỗ quý, thú quý cũng bắt đầu hồi sinh. Ngay như con voi sau bao năm lạc bầy giờ cũng thường xuyên lưu trú với rừng nơi đây. Chúng tôi rất trân trọng những kết quả đó và luôn huy động lực lượng tăng cường bám nắm, đồng hành cùng nông dân giữ rừng”.
Đánh giá về hiệu quả phát triển vốn rừng ở huyện Sông Mã, ông Nguyễn Đắc Phương- Phó Chủ tịch UBND huyện tâm sự: Lực lượng kiểm lâm huyện Sông Mã đã tham mưu đắc lực cho cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển mới, khoanh nuôi, bảo vệ vốn rừng cũng như tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về 2 nội dung: Ích lợi của rừng và trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi trong tham gia, bảo vệ phát triển vốn rừng. Nhờ thế, hiệu quả công tác kiểm lâm đạt cao và hiệu quả bảo vệ rừng của huyện cũng chuyển biến rõ nét.
Ông Phương cho hay, từ đầu năm đến nay, với gần 56.000ha rừng, toàn huyện không xảy ra những vi phạm lớn. Những vụ vi phạm nhỏ cũng giảm thiểu tới mức thấp nhất so với những năm vừa qua. Hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển vốn rừng ở huyện Sông Mã sẽ còn được nâng lên nhiều hơn, đời sống người bảo vệ rừng sẽ được cải thiện tốt hơn nếu như mức hưởng phí dịch vụ môi trường rừng ở huyện Sông Mã được hưởng như mức bình quân của các địa bàn thuộc vùng hồ sông Đà. 
Nguồn: http://danviet.vn