• Ảnh 11
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 8
  • Ảnh 17
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 9
  • Ảnh 5
  • Ảnh 3
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 2
  • Ảnh 13
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 20
  • Ảnh 10
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 6
  • Ảnh 21
  • Ảnh 14
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 19
  • Ảnh 23
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 16
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 1
  • Ảnh 7
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 22
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 12
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 11
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Trung Ương

Tham vấn chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với hấp thụ và lưu giữ cac-bon

01/02/2018

Ngày 31/01/2018, tại Hà Nội, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam phối hợp với dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ tổ chức Hội thảo tham vấn chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cac-bon do ông Nguyễn Bá Ngãi - Phó tổng cục trưởng Tổng cục lâm nghiệp và Christopher Abrams - Giám đốc văn phòng Phát triển môi trường và xã hội của USAID tại Việt Nam đồng chủ trì.

Hội thảo nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu tiền khả thi của nhóm tư vấn về chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cac-bon của rừng (C-PFES) ở Việt Nam nói chung và đánh giá tính khả thi của việc triển khai C-PFES tại 2 tỉnh của dự án Quảng Nam và Thừa Thiên Huế.

Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững là một trong những loại dịch vụ môi trường rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Điều 4, khoản 2, điểm c của Nghị định 99. Đồng thời, tại Điều 63, khoản 2, điểm đ của Luật Lâm nghiệp quy định Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn là một trong những đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng về hấp thụ và lưu giữ cac-bon của rừng. Có thể nói C-PFES là nội dung còn rất mới, được đánh giá là nguồn thu tiềm năng lớn của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, vì vậy đã nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan liên quan, chuyên gia lâm nghiệp và các tổ chức quốc tế.

Ông Mark Fenn - tư vấn trình bày kết quả nghiên cứu

Đối với C-PFES tại Việt Nam, theo báo cáo nghiên cứu, nhóm tư vấn đã đưa ra các cơ sở pháp lý làm căn cứ thực hiện chi trả C-PFES; xác định đối tượng phải chi trả là các cơ sở sản xuất kinh doanh gây phát thải CO2 lớn nhất trong nước thuộc các lĩnh vực như sản xuất năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện đốt than, sản xuất xi măng, giao thông vận tải và sản xuất thép; đề xuất cơ sở xác định và cách tính mức chi trả.

Bên cạnh đó, các tư vấn cũng đề xuất các kịch bản cho C-PFES ở Việt Nam gồm huy động các nguồn thu của Quỹ trung ương, Quỹ tỉnh như thế nào; các phương án chi trả bằng hình thức trực tiếp hay qua hợp đồng ủy thác với Quỹ; các phương án sử dụng nguồn thu ưu tiên cho 1 số loại hình...

                Ông Nguyễn Chí Thành - tư vấn trình bày kết quả nghiên cứu tại Quảng Nam, Thừa Thiên Huế

Quảng Nam và Thừa Thiên Huế là 2 địa bàn được chọn để nghiên cứu tính khả thi triển khai C-PFES. Theo kết quả nghiên cứu ban đầu của nhóm tư vấn, trữ lượng cac-bon rừng tại Quảng Nam đạt hơn 266 triệu tấn CO2, khả năng hấp thụ khoảng 10,6 tấn CO2/ha/năm, trữ lượng tại Thừa Thiên Huế đạt hơn 117 triệu tấn CO2, khả năng hấp thụ khoảng 12,1 tấn CO2/ha/năm. Tư vấn cho biết, qua khảo sát, có đến hơn 60% doanh nghiệp có phát thải tại 2 tỉnh này sẵn lòng chi trả, tuy nhiên họ muốn biết rõ tiền của họ đang được chi trả cho vị trí, phạm vi, diện tích khu vực rừng nào đang cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Đây cũng chính là một trong những nguyên tắc rất quan trọng cần được thiết lập cụ thể, rõ ràng khi triển khai C-PFES, nếu không sẽ bị nhầm lẫn sang phí bảo vệ môi trường nói chung. Có 3 phương thức tính mức chi trả cùng những phân tích ưu, nhược điểm được nhóm tư vấn đưa ra tại hội thảo lần này để cùng thảo luận.

Nhóm tư vấn cho rằng chi trả C-PFES cần được thí điểm trên cơ sở từng bước nhằm hoàn thiện cơ chế để thực hiện rộng rãi và chi trả theo giai đoạn để khuyến khích các đối tượng chi trả giảm phát thải trong quá trình sản xuất. Quyết tâm chính trị cao thực hiện C-PFES của Đảng và Chính phủ, xây dựng một cơ chế tốt, sự tham gia tích cực của các Bộ ngành liên quan đặc biệt là sự “sẵn lòng chi trả”của các đối tượng chi trả khi họ thấy được lợi ích của họ khi tham gia như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hướng đến doanh nghiệp xanh...là những điều kiện cần thiết để có thể bước đầu triển khai C-PFES tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Bá Ngãi ghi nhận những kết quả nghiên cứu ban đầu của nhóm tư vấn về một nội dung rất mới. Tuy nhiên, kết quả này cần được tiếp tục được phát triển hơn, cụ thể như: cần phải có những căn cứ khoa học, căn cứ thực tiễn cùng các lý luận chặt chẽ nêu rõ hơn sự cần thiết, làm rõ, phân biệt khái niệm C-PFES tránh bị hiểu nhầm với thuế, phí bảo vệ môi trường; việc xây dựng đề án triển khai C-PFES quy định cụ thể đối tượng chi trả, đối tượng hưởng lợi, mức chi trả, cơ quan giám sát... trình Bộ NN&PTNT phê duyệt cần được chuẩn bị và Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam sẽ tiếp tục là đầu mối, phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan liên quan để có những kết quả cụ thể hơn trong thời gian tới. 

Các bài trình bày tại Hội thảo: data/XFinder/files/News/VN-20180207T043510Z-001.zip
Một số hình ảnh tại Hội thảo: data/XFinder/files/News/Photo-20180207T040245Z-001.zip

Nguồn: Phạm Văn Trung/VNFF