• Ảnh 8
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 22
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 23
  • Ảnh 11
  • Ảnh 5
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 1
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 10
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 15
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 21
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 14
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 12
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 16
  • Ảnh 20
  • Ảnh 17
  • Ảnh 19
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 7
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 13
  • Ảnh 11
  • Ảnh 3
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 2
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 6
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 9
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Trung Ương

Một số kết quả nổi bật trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2017

24/01/2018

Năm vừa qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng của Đảng và Nhà nước, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tiếp tục được đánh giá là một cơ chế tài chính mới, sáng tạo, có hiệu quả trong việc huy động nguồn tài chính bền vững của toàn xã hội cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, được người dân, xã hội ủng hộ, các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Đây là nhận xét chung của các thành viên trong Hội đồng quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (VNFF) tại phiên họp lần 1/2018 diễn ra ngày 23/01/2018 tại Hà Nội.


                                Ông Lê Văn Thanh, Phó giám đốc VNFF trình bày báo cáo tại cuộc họp

Trong năm 2017, VNFF đã tham mưu xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như Thông tư số 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả DVMTR thay thế Thông tư 20, 80 và thông tư Liên tịch 62; phối hợp cùng Bộ Tài chính xây dựng thông tư về cơ chế quản lý sử dụng tiền DVMTR thay thế Thông tư Liên tịch 62; tham gia nghiên cứu chuyên đề về chi trả dịch vụ môi trường rừng và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng đưa vào Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 đã được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2017.

Nghị định 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 chính thức có hiệu lực từ năm 2017. Với mức chi trả mới đối với cơ sở sản xuất nước sạch (52 đồng/m3 từ ngày 01/01/2017) và cơ sở sản xuất thủy điện (36 đồng/kWh từ ngày 01/12/2017), nguồn thu tiền dịch vụ môi trường rừng 2017 đạt hơn 1.709 tỷ đồng, trong đó thủy điện chiếm hơn 95,45%, nước sạch chiếm hơn 3,76%, du lịch chiếm hơn 0,75%, còn lại cơ sở sản xuất công nghiệp và cơ sở nuôi cá nước lạnh sử dụng nguồn nước từ rừng chiếm khoảng 0,016%. Nguồn thu năm 2017 tăng 33% so với năm 2016 do lượng mưa tăng nhiều, tập trung tại các khu vực Tây Băc, Miền trung và Tây Nguyên là nơi có rất nhiều thủy điện lớn dẫn đến sản lượng điện cũng tăng hơn nhiều so với năm 2016 và năm 2017 cả nước ký thêm được 13 hợp đồng ủy thác tiền DVMTR.

Đến nay, trên toàn quốc đã thành lập 44 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, ký kết được 494 hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR. Phần lớn các hợp đồng đã được ký thêm phụ lục hợp đồng theo đơn giá mới qui định tại Nghị định 147, đây là điều kiện tiên quyết và là cơ sở rất quan trọng để tổ chức thu nộp và giải ngân đến các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán bảo vệ rừng.

Trong năm 2017, cả nước đã giải ngân được 1.189,3 tỷ đồng cho hơn 136 ngàn chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, 197 ban quản lý rừng, 85 công ty lâm nghiệp, 544 UBND xã và 203 chủ rừng khác là các tổ chức chính trị - xã hội..., quản lý, bảo vệ 5,985 triệu ha rừng chiếm 45 % tổng diện tích rừng toàn quốc. Số tiền này đã hỗ trợ cải thiện sinh kế, giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng; hỗ trợ các công ty lâm nghiệp có kinh phí duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh Chính phủ dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên; góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương thuộc khu vực miền núi, biên giới.

Ngày 05/4/2017, Nghị định 41/2017/NĐ-CP của Chính phủ ra đời có quy định về xử phạt hành chính đối với những trường hợp vi phạm chính sách chi trả DVMTR. Đây là công cụ có tác động rất tích cực đến ý thức, trách nhiệm nộp tiền DVMTR đúng, đủ, kịp thời của các đơn vị sử dụng DVMTR khiến tiền DVMTR chậm trả đến nay chỉ còn 25 tỷ đồng, đây là mức thấp nhất trong 5 năm qua chủ yếu là tiền DVMTR giai đoạn 2011-2012 của một số nhà máy thủy điện nhỏ có công suất dưới 30MW do thời điểm đó EVN chưa hạch toán tiền DVMTR vào biểu chi phí tránh được.

Diễn biến tình hình chậm trả tiền DVMTR trên toàn quốc giai đoạn 2013-2017

Nguồn: Báo cáo VNFF, tháng 01/2018


Về công tác kiểm tra, theo dõi, trong năm qua, Quỹ trung ương thường xuyên quan tâm, đôn đốc các Quỹ tỉnh thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra, theo dõi nội bộ tình hình quản lý, sử dụng tiền DVMTR theo đúng quy định, kịp thời có ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương. Việc thu thập, cập nhật dữ liệu chi trả DVMTR được thực hiện liên tục. Bên cạnh đó, VNFF phối hợp với các tổ chức, các bên liên quan nghiên cứu, xây dựng thí điểm bộ chỉ số kiểm tra, đánh giá chi trả DVMTR tại một số địa phương (Quảng Nam, Thừa Thiên Huế) làm căn cứ, cơ sở để nhân rộng trên cả nước nhằm đánh giá hiệu quả của chính sách.

Việc triển khai thí điểm các loại DVMTR mới tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ trong năm vừa qua và cũng ghi nhận được những kết quả khả quan ban đầu: DVMTR từ các cơ sở sản xuất nước công nghiệp có sử dụng nước mặt đang được thí điểm tại Lào Cai (9 hợp đồng ủy thác với mức chi trả 35 đồng/m3 nước thô, đến 31/12/2017 đạt trên 200 triệu đồng), tại Thanh Hóa (12 hợp đồng ủy thác), Nghệ An (9 hợp đồng ủy thác), Hà Tĩnh (2 hợp đồng ủy thác) với mức chi trả 50 đồng/m3 nước thô; DVMTR trong nuôi trồng thủy sản đang được thí điểm tại Lào Cai (7 cơ sở đã thực hiện chi trả với mức 20.000 đồng/m3 ao nuôi/năm, đạt trên 68 triệu đồng), dự kiến sắp tới UBND tỉnh Lào Cai sẽ tổng kết sau 2 năm thí điểm nội dung này. Đặc biệt hiện nay, dự án Trường Sơn xanh do USAID tài trợ tại 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam và dự án Rừng và Đồng bằng (VFD) pha mở rộng đang bày tỏ sự quan tâm, hỗ trợ khảo sát nghiên cứu tiền khả thi tiềm năng chi trả DVMTR đối với dịch vụ lưu trữ các-bon của rừng. Đây là những tín hiệu tốt, là thông tin đầu vào quan trọng để có thể cụ thể hóa những quy định về DVMTR mới này trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, việc thể chế hoá các quy định về DVMTR và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng trong Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 đã thiết lập khuôn khổ pháp lý vững chắc, là cơ sở quan trọng cho việc cụ thể hóa những nội dung về mở rộng, khai thác tiềm năng nguồn thu DVMTR đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở nuôi cá nước lạnh có sử dụng nguồn nước từ rừng, tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, sẽ được quy định chi tiết trong Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trong năm 2018.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, nâng cao năng lực năm 2017 đã được chú trọng, mở rộng hơn cả về số lượng, chất lượng, phạm vi đối tượng và đa dạng hơn về hình thức so với năm 2016. Các bản tin truyền hình, truyền thanh được phát sóng thường xuyên, nhiều ấn phẩm truyền thông được phát hành rộng rãi đến các bên liên quan. Nhiều địa phương làm tốt như Đắk Nông, Kon Tum, Nghệ An... Đây là công cụ hiệu quả giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về chính sách, tạo sự đoàn kết, gắn bó, thúc đẩy sự phối hợp giúp triển khai chính sách đạt hiệu quả.

Thời gian qua, được sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, các Bộ, ngành, việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng đã được chú trọng, đặc biệt là các công trình thủy điện. Các đơn vị khi chuyển mục đích sử dụng rừng đã chủ động tự thực hiện trồng rừng hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ. Hiện nay, tổng số tiền trồng rừng thay thế đã nộp tại hệ thống các Quỹ là 1.315 tỷ đồng, diện tích đã trồng là 29.377 ha.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai chính sách còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc như nguồn thu và đối tượng thu còn hạn chế, mức thu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng giá trị rừng mang lại; mức chi trả đến từng người dân chưa cao, khiến họ chưa thực sự yên tâm gắn bó với rừng trong khi cuộc sống chưa được đảm bảo; một số đơn vị sử dụng DVMTR chưa nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ, còn trì hoãn, chậm trả tiền dịch vụ môi trường theo đúng quy định; ngoài ra hiện nay chưa có những quy định, hướng dẫn cụ thể, thống nhất về chế độ giám sát, đánh giá do đó việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, công khai đến các bên liên quan chưa được đảm bảo.


Quang cảnh cuộc họp

Chủ trì cuộc họp, Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn đánh giá cao và ghi nhận những nỗ lực của ban điều hành VNFF để đạt được những kết quả trên. Thứ trưởng yêu cầu, trong năm tới: (i) trên cơ sở tổng kết quá trình thí điểm các loại DVMTR mới tại một số địa phương, VNFF cần tập trung tham mưu, xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Lâm nghiệp với những nội dung rất cụ thể về 3 chủ đề chính là Quỹ bảo vệ và phát triển rừng; DVMTR và xử phạt vi phạm hành chính trong chi trả DVMTR; (ii) chỉ đạo, hướng dẫn địa phương tiếp tục rà soát các đơn vị sử dụng DVMTR đảm bảo thu đủ đồng thời giải ngân tiền DVMTR kịp thời, đúng đối tượng đảm bảo lợi ích chính đáng cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số; (iii) nguồn thu từ DVMTR ngày càng được đa dạng hóa, dự kiến trung bình sẽ đạt khoảng 2000-2.500 tỷ đồng/năm, công tác kiểm tra, theo dõi, thông tin báo cáo cần được tăng cường góp phần thúc đẩy việc thực hiện chính sách ngày càng hiệu quả hơn, công khai, minh bạch hơn trong những năm tiếp theo.

Trên cơ sở những ý kiến chỉ đạo tại cuộc họp, Hội đồng quản lý Quỹ sẽ xem xét và sớm thông qua Nghị quyết để ban điều hành VNFF làm căn cứ triển khai nhiệm vụ trong năm 2018.

Nguồn: BĐH VNFF