• Ảnh 14
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 11
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 8
  • Ảnh 20
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 5
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 21
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 3
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 23
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 11
  • Ảnh 9
  • Ảnh 2
  • Ảnh 19
  • Ảnh 17
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 6
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 18
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 12
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 10
  • Ảnh 13
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 1
  • Ảnh 22
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 16
  • Ảnh 7
  • Ảnh 15
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Phối hợp hiệu quả sửa đổi nội dung đầu tư, tài chính trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi

12/05/2017

Thực hiện Nghị quyết số 22/2016/QH14 về điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2016 và chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2017 Quốc hội khóa XIV, theo sự phân công của Ban soạn thảo, Vụ Kế hoạch, Tài chính, Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì dự thảo một số nội dung của Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi, trong đó có nội dung “Đầu tư tài chính trong Lâm nghiệp”.

Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 chỉ có 01 điều (Điều 11) quy định về nguồn tài chính để bảo vệ và phát triển rừng:

“1. Ngân sách nhà nước cấp.

2. Nguồn tài chính của chủ rừng và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.

3. Quỹ BV&PTR được hình thành từ nguồn tài trợ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế; đóng góp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài khai thác, sử dụng rừng, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, hưởng lợi từ rừng hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.”.

Trong thực tiễn thi hành Luật, nguồn ngân sách nhà nước cấp không đáp ứng được nhu cầu kinh phí cho bảo vệ rừng, chưa nói đến phát triển rừng. Ngân sách nhà nước chỉ đầu tư cho hoạt động sự nghiệp của ngành lâm nghiệp, kinh phí trồng rừng đặc dụng, phòng hộ và hỗ trợ một phần cho trồng rừng sản xuất, trong khi nhu cầu đầu tư rất lớn cho bảo vệ rừng, kể cả rừng đặc dụng và phông hộ. Nguồn đầu tư quan trọng cho phát triển rừng trong những năm vừa qua là nguồn vốn đầu tư xã hội hóa của các chủ rừng ngoài nhà nước, nhưng chưa được thừa nhận và ghi nhận trong Luật. Chính vì vậy để có cơ sở pháp lý phù hợp với thực tiễn đầu tư, việc sửa đổi, bổ sung quy định về đầu tư, tài chính trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi là cần thiết.

Với sự hỗ trợ, phối hợp cả về nhân lực, vật lực và tinh thần trách nhiệm cao, trong thời gian vừa qua, CIFOR đã tham gia tích cực với Vụ Kế hoạch, Tài chính khảo sát, đánh giá thực tiễn, hỗ trợ chuyên gia, tổ chức các cuộc hội thảo về nội dung này. Trên cơ sở đó, Vụ Kế hoạch, Tài chính đã soạn thảo và chuyển giao nội dung đề xuất cho Ban soạn thảo sửa đổi Luật, phần lớn đề xuất đó đã được đưa vào dự thảo Luật phiên bản 5 trình Quốc hội.

Trong Dự thảo này, đã quy định riêng một chương về Giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp, trong đó Mục 2 “Đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp”  gồm 4 Điều:

Điều 87. Nguồn tài chính trong lâm nghiệp

Điều 88. Chi ngân sách nhà nước cho lâm nghiệp

Điều 89. Chính sách đầu tư trong lâm nghiệp

Điều 90. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

Sự thay đổi quan trọng về nội dung này trong dự thảo thể hiện rõ quan điểm định hướng mới về đầu tư, tài chính lâm nghiệp, trong đó xác định rõ các nguồn tài chính đầu tư cho lâm nghiệp bao gồm nguồn đầu tư từ nhà nước và các nguồn khác nhằm tạo cơ sở pháp lý cho thu hút đầu tư,  minh bạch hóa việc đầu tư và hưởng lợi từ kết quả đầu tư; Ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển cho lâm nghiệp; Quy định về quỹ bảo vệ và phát triển rừng bao gồm cả hình thức, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và nguồn hình thành quỹ.

Nội dung các quy định đề xuất trong Mục 2 đã được tham khảo và quy chiếu từ các bộ Luật có liên quan, thể hiện đầy đủ và chi tiết hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản hóa thủ tục cho triển khai thực hiện Luật và quan trọng hơn là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và phù hợp với thực tiễn phát triển lâm nghiệp trong thời gian qua và định hướng cho tương lai.

Nội dung đề xuất trên được đưa vào dự thảo thể hiện tính đúng đắn, thực tiễn và cấp thiết của vấn đề, thông qua kinh nghiệm từ quá trình quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính lâm nghiệp mà Vụ là cơ quan tham mưu cho Tổng cục Lâm nghiệp và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong nhiều năm qua, đồng thời phù hợp và đồng bộ với quy định tại các bộ Luật khác có liên quan như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Bộ Luật Dân sự...

Từ kết quả khảo sát đánh giá, Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu từ thực tiễn và kinh nghiệm quản lý ở nước ngoài, tập hợp được kết quả nghiên cứu và ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực để Vụ Kế hoạch, Tài chính biên soạn nội dung sửa đổi bổ sung gửi cho Ban soạn thảo. Đây là điển hình tốt về mô hình phối hợp xây dựng Luật giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội- dân sự, tổ chức quốc tế.

Mặc dù nội dung đề xuất về đầu tư-tài chính đã được đưa vào dự thảo Luật trình Quốc hội, tuy nhiên việc tiếp tục hoàn thiện dự thảo sau khi kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV cho ý kiến, xây dựng các Nghị định dưới Luật vẫn rất cần sự tham gia, phối hợp và hỗ trợ của CIFOR và các tổ chức khác để Vụ Kế hoạch, Tài chính hoàn thành nhiệm vụ.

Nguồn: Trần Ngọc Bình, Vụ Kế hoạch, Tài chính, TCLN