• Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 2
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 11
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 22
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 6
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 7
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 12
  • Ảnh 18
  • Ảnh 21
  • Ảnh 19
  • Ảnh 14
  • Ảnh 11
  • Ảnh 15
  • Ảnh 20
  • Ảnh 16
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 3
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 5
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 13
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 1
  • Ảnh 8
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 17
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 23
  • Ảnh 9
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW, công bố Chương trình hành động REDD+ quốc gia và đường tham chiếu rừng

06/05/2017
 Tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị đã giới thiệu những nội dung cơ bản của Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng”. Chỉ thị số 13-CT/TW được ban hành với mục tiêu tạo sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tạo sức mạnh và thể hiện quyết tâm của toàn xã hội nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước và ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW. Đồng thời, Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình hành động số 256-CTr/BCSĐ về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017. Cùng với đó, đã có 10 địa phương trên cả nước ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW: Bắc Giang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Bình, Tây Ninh, Lâm Đồng, Nghệ An, Cà Mau. Trong số đó, đã có một số địa phương tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị tới cán bộ, đảng viên, nghiêm túc triển khai thực hiện.

Tại Hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã công bố Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 5/4/2017. Mục tiêu chung của Chương trình là góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng; gắn và lồng ghép với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng, tăng trưởng xanh; thu hút sự hỗ trợ của quốc tế, tiến tới tiếp cận thị trường tín chỉ các – bon; nâng cao đời sống của người dân và phát triển bền vững đất nước. Chương trình được thực hiện từ nay đến 2030 trên phạm vi toàn quốc. Trong giai đoạn 2017 – 2020, mục tiêu của Chương trình hành động REDD+ quốc gia đặt ra là giảm phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động REDD+, nâng cao độ che phủ rừng toàn quốc lên 42% và diện tích các loại rừng đạt 14,4 triệu ha. Đáp ứng yêu cầu sẵn sàng thực hiện REDD+, đảm bảo đủ năng lực tiếp cận nguồn tài chính chi trả dựa vào kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế. Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên và rừng trồng nhằm gia tăng tích lũy các – bon và dịch vụ môi trường rừng, góp phần cải thiện quản trị rừng, tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân gắn với xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Chương trình cũng đề ra mục tiêu đến năm 2030, ổn định diện tích rừng tự nhiên ít nhất bằng diện tích đã đạt được tại năm 2020 và tăng độ che phủ rừng toàn quốc lên 45%, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia đến năm 2030 giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính, mức đóng góp có thể tăng lên 25% khi nhận được hỗ trợ quốc tế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã trình Ban thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đường tham chiếu rừng. Những văn bản trên là cơ sở quan trọng cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thời gian tới.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn nhấn mạnh, việc ban hành Chỉ thị 13-CT/TW thể hiện quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị về công tác bảo vệ và phát triển rừng. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định đây là cơ hội, đồng thời cũng là yêu cầu đối với Ngành và huy động cả xã hội triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng thường trực cũng cho rằng lâm nghiệp đang đứng trước những thời cơ vô cùng thuận lợi để hài hòa giữa quy định quốc gia với pháp luật, thông lệ quản lý rừng bền vững của quốc tế để thực tốt Chương trình REDD+ và Chương trình mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tăng cả diện tích và chất lượng rừng để nhìn vào rừng không chỉ có lâm sản, mà còn tạo cơ chế bền vững từ dich vụ môi trường rừng.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn