• Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 8
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 21
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 22
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 13
  • Ảnh 20
  • Ảnh 7
  • Ảnh 11
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 11
  • Ảnh 18
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 1
  • Ảnh 6
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 19
  • Ảnh 10
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 17
  • Ảnh 15
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 5
  • Ảnh 16
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 2
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 9
  • Ảnh 12
  • Ảnh 3
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 23
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Tọa đàm về phát triển Lâm nghiệp bền vững theo Luật Lâm nghiệp

29/11/2017
 Tại buổi Tọa đàm, Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn đã thông tin một số kết quả ngành Lâm nghiệp đã đạt được trong thời gian qua. Theo đó, trong giai đoạn thực hiện tái cơ cấu, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 6,57%/năm, dự tính năm 2017 tăng 6,6%. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc liên tục tăng, từ 39,7% năm 2011 đến 41,19% năm 2016, dự báo năm 2017 là 41,45%. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung bình quân đạt 17 triệu m3; Ước cả năm 2017 đạt 19 triệu m3.

Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng gấp hơn 2 lần trong vòng 5 năm qua. Tính đến tháng 11/2017 đạt 7,201 tỷ USD) tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2016, ước năm 2017 đạt 7,6 -7,8 tỷ USD. Nước ta đã trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đứng thứ nhất khu vực Đông Nam Á.

Công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên phạm vi cả nước có những chuyển biến hết sức tích cực. Số vụ vi phạm giảm dần, năm 2017, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã giảm 22% số vụ vi phạm các quy định của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng và 69% diện tích rừng bị thiệt hại so với cùng kỳ năm 2016.

Công tác trồng rừng tiếp tục được các địa phương tích cực triển khai. Bình quân hàng năm cả nước trồng khoảng 225 nghìn ha rừng tập trung, trong đó 90% là rừng sản xuất. Năng suất rừng trồng tiếp tục được cải thiện, diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã đạt trên 224 nghìn ha.

Dịch vụ môi trường rừng tiếp tục trở thành nguồn tài chính quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho chủ rừng, giảm áp lực chi ngân sách, hàng năm thu từ 1.200-1.300 tỷ đồng, chi trả cho trên 5,4 triệu ha rừng. Tính đến 11/2017 cả nước thu 1.604,1 tỷ đồng, đạt 97,19% kế hoạch và bằng 132% so với cùng kỳ năm 2016, năm 2017 ước thu khoảng 1.650 tỷ đồng.

Hợp tác quốc tế về lâm nghiệp tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu theo chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa. Đặc biệt, sau 6 năm đàm phán, Việt Nam và Liên Minh Châu Âu đã kết thúc đàm phán, ký kết Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VPA/FLEGT). Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng thực hiện các chỉ tiêu phát triển ngành.

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu cũng đã dành nhiều thời gian thảo luận, đóng góp ý kiến về những nhiệm vụ trong thời gian tới, đặc biệt là việc triển khai Luật Lâm nghiệp mới được Quốc hội thông qua, sẽ có hiệu lực từ 01/01/2019.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng ôn lại truyền thống 58 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959 – 28/11/2017).
Nguồn: tongcuclamnghiep.gov.vn