• Ảnh 10
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 3
  • Ảnh 9
  • Ảnh 19
  • Ảnh 22
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 14
  • Ảnh 1
  • Ảnh 2
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 17
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 11
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 7
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 11
  • Ảnh 8
  • Ảnh 20
  • Ảnh 21
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 16
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 13
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 23
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 6
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 15
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 12
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 5
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Hội thảo trao đổi kiến thức thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững và Chương trình REDD+ Quốc gia

22/11/2017
Trong các ngày 20-21/11/2017, tại Thành phố Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức “Hội thảo trao đổi kiến thức thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững và Chương trình REDD+ Quốc gia”. Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông  nghiệp và PTNT Hà Công Tuấn; đại diện một số Bộ ngành; các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, SNRM” và Dự án “ Hỗ trợ chuẩn bị sẵng sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam, FCPF”.

Trong giai đoạn vừa qua, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng như: giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng trưởng mạnh, đạt bình quân 6,6%/năm so với 5,03%/năm giai đoạn 2010-2012;độ che phủ của rừng tăng từ 39,7% năm 2011 lên 41,19% năm 2016;năng suất và chất lượng rừng tiếp tục được cải thiện; kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ và lâm sản liên tục tăng mạnh gấp 1,7 lần trong vòng 5 năm, từ 4,2 tỷ USD năm 2011 lên 7,3 tỷ USD năm 2016;dịch vụ môi trường rừng thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng, bền vững của ngành Lâm nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng: hàng năm, cả nước thu được trên 1.200 tỷ đồng/năm, góp phần chi trả cho trên 5,0 triệu ha rừng; cơ chế chính sách từng bước được bổ sung, sửa đổi, thu hút các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người làm nghề rừng đặc biệt, là các cộng đồng dân cư thôn bản, đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Ngày 05/4/2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý rừng bền vững tài nguyên rừng (Chương trình REDD+) đến năm 2030 (Quyết định số 419/QĐ-TTg), với mục tiêu góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng; gắn và lồng ghép với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng, tăng trưởng xanh; thu hút sự hỗ trợ của quốc tế, tiến tới tiếp cận thị trường tín chỉ các - bon; nâng cao đời sống của người dân và phát triển bền vững đất nước.Cùng với đó, ngày 16/6/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 886/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020. Đây là Chương trình quan trọng của ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nhằm cụ thể hóa mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 42% vào năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, đồng thời tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Để thực hiện thành công Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững và Chương trình REDD+  quốc gia tại Việt Nam trong bối cảnh‘Luật Lâm nghiệp’ vừa được Quốc hội thông qua vào ngày 15/11/2017 tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Luật này sẽ thay thế cho Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, xác định sản xuất Lâm nghiệp là ngành kinh tế-xã hội. Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn quán triệt:

- Nghiên cứu, quán triệt thật sâu sắc mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo củaChương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững và Chương trình REDD+ Quốc gia. Đây là hai Chương trình gắn bó chặt chẽ với nhau vềquan điểm, mục tiêu, kế hoạch hoạt động và điều hành.

- Bám sát các chỉ tiêu cơ bản của các Chương trình về: tốc độ tăng trưởng ngành, độ che phủ, năng suất và chất lượng rừng trồng; các chỉ tiêu về bảo vệ rừng;  khôi phục hệ sinh thái rừng bị suy giảm; giảm phát thải khí nhà kính…để tập trung chỉ đạo, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Về chỉ tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản, mục tiêu xuất khẩu giá trị đạt 8 tỷ USD vào năm 2020 là hoàn toàn có thể đạt được. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu, phát triển các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao (như dược liệu) để tăng giá trị xuất khẩu hơn nữa

- Phổ biến, tuyên truyền Luật Lâm nghiệp, tập trung cao độ rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và chuẩn bị các điều kiện để khi Luật có hiệu lực (ngày 01/01/2019) được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, không để vướng mắc trong cuộc sống, đảm bảo môi trường pháp lý thuân lợi cho việc thực hiện thành công Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp,Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững đến năm 2020 và Chương trình REDD+ Quốc gia đến năm 2030.

  Hội nghị sẽ kết thúctrong ngày 21/11/2017./.
Nguồn: tongcuclamnghiep.gov.vn