• Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 2
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 21
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 19
  • Ảnh 12
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 18
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 20
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 1
  • Ảnh 8
  • Ảnh 22
  • Ảnh 3
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 15
  • Ảnh 6
  • Ảnh 16
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 13
  • Ảnh 17
  • Ảnh 23
  • Ảnh 7
  • Ảnh 5
  • Ảnh 9
  • Ảnh 11
  • Ảnh 11
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 10
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi: Tạo diện mạo mới cho ngành lâm nghiệp

31/10/2017
 Nhiều điểm mới

Trong hơn 12 năm thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng (BVVPTR) năm 2004, đã góp phần chuyển từ nền lâm nghiệp lấy quốc doanh là chủ yếu sang nền lâm nghiệp xã hội với nhiều thành phần kinh tế tham gia; từ chủ yếu dựa vào khai thác rừng tự nhiên sang bảo tồn, bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu rừng và trồng rừng. Tuy nhiên, theo Tổng cục Lâm nghiệp, trong quá trình vận dụng vào thực tiễn, Luật BVVPTR năm 2004 còn tồn tại những bất cập. Cụ thể: Trong ngăn chặn tình trạng phá rừng, suy giảm chất lượng rừng tự nhiên, lấn chiếm đất; sản xuất lâm nghiệp bị chia cắt, thiếu liên kết, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; công nghiệp chế biến lâm sản trong nước vẫn chủ yếu quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng suất, giá trị gia tăng thấp. Do vậy, việc điều chỉnh, sửa Luật BVVPTR năm 2004 là điều cần thiết.

Theo Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Hà Công Tuấn, việc sửa đổi luật để phù hợp với chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là Hiến pháp 2013 và một số luật được Quốc hội mới thông qua; hài hòa với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Luật cũng khắc phục những hạn chế, tồn tại của luật hiện hành về phân loại rừng, đổi mới việc giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất đối với hộ gia đình cá nhân theo hướng không thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để khuyến khích trồng rừng, bổ sung các quy định về hoạt động chế biến và kinh doanh lâm sản, hoạt động đầu tư tín dụng tài chính trong lâm nghiệp. Dự thảo Luật lần này đẩy nhanh hơn, sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa trong lâm nghiệp. Tạo khung chính sách để thu hút các nguồn lực đầu tư bảo vệ và phát triển rừng bền vững; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, của chủ rừng và người làm nghề rừng để lâm nghiệp đóng góp ngày càng tăng vào nền kinh tế.

Bên cạnh đó, luật sẽ được sửa đổi gần như cơ bản. Nhiều nội dung của luật phải sửa đổi nên việc đề nghị sửa đổi tên luật sao cho phù hợp, đồng thời thể hiện cần phải quản lý theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp theo cơ chế thị trường, thể hiện đồng bộ các luật chuyên ngành như Luật Thủy sản, Luật Thủy lợi…

Các vấn đề trọng tâm

Luật BVVPTR (sửa đổi) có 4 vấn đề trọng tâm được đưa ra xin ý kiến để tiếp thu, chỉnh lý:

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh và tên luật. Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn: So với năm 2004, hiện nay lĩnh vực lâm nghiệp áp dụng nhiều chính sách mới. Ví dụ như chính sách REDD+ đo đếm và giám sát lượng phát thải CO2 từ mất rừng và suy thoái rừng trong phạm vi biên giới mỗi nước. Như vậy, chúng ta cần có luật mới để thích ứng và tạo cơ chế liên kết chuỗi trong quản lý rừng bền vững. Luật cũ có 88 điều nhưng dự kiến luật đang soạn thảo sẽ có hơn 130 điều quy định chi tiết về nhiều lĩnh vực trong ngành lâm nghiệp.

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV, nhiều đại biểu cho rằng trong giai đoạn phát triển mới cần có sự tiếp cận ngành lâm nghiệp toàn diện hơn, nhất là tính chất xã hội, giá trị trong bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, giá trị kinh tế và cả bảo vệ Tổ quốc, rừng gắn với biên cương quốc gia, gắn với quản lý và sử dụng đất. Đổi tên Luật BVVPTR thành Luật Lâm nghiệp, để khẳng định rõ vị trí pháp lý của ngành mang tính toàn diện trong phạm vi điều chỉnh của lĩnh vực lâm nghiệp.

Thứ hai, các hình thức sở hữu rừng được quy định: Rừng sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, gồm rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư. Rừng sở hữu riêng gồm: Rừng trồng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư, nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác. Rừng sở hữu chung gồm: Rừng trồng được hình thành từ nhiều nguồn vốn của nhiều chủ thể khác nhau; rừng trồng do cộng đồng dân cư thôn đầu tư, nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác. Đối với rừng trồng, chủ rừng có 3 quyền là quyền định đoạt, quyền sử dụng và quyền chiếm hữu rừng; với 3 quyền này, chủ rừng sẽ được “cởi trói” so với trước đây. Nếu trước đây thì dù rừng là của mình nhưng khi khai thác vẫn phải xin phép chính quyền, thì nay chủ rừng có toàn quyền sử dụng đất rừng và lâm sản miễn là nằm trong quy hoạch của địa phương từ trước... Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phùng Đức Tiến chia sẻ: Xu hướng hiện nay trong cơ cấu ngành lâm nghiệp nói chung đang chuyển dịch từ khai thác, sử dụng rừng sang trồng, bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời xây dựng môi trường, bảo vệ cảnh quan, nguồn gene… của rừng bền vững với công nghệ cao, sử dụng, khai thác rừng có kế hoạch hợp lý, hội nhập thương mại hóa quốc tế cho lĩnh vực lâm sản nói riêng là những vấn đề đang đặt ra trong toàn dân

Thứ ba, vấn đề giao rừng cho cộng đồng dân cư. Theo dự thảo Luật, các cộng đồng dân cư có cùng phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng; cộng đồng dân cư gắn bó với rừng; có quy ước, hương ước phù hợp với pháp luật thì được Nhà nước giao rừng để sử dụng ổn định lâu dài, cụ thể: Rừng đặc dụng (khu bảo vệ cảnh quan gắn với tín ngưỡng như rừng ma, rừng thiêng...), rừng phòng hộ, rừng sản xuất...

Thứ tư là hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm. Theo dự thảo luật, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Kiểm lâm có thể được tổ chức theo 2 phương án, ngoài các chức năng nhiệm vụ cụ thể, có thể được công nhận là thương binh, liệt sĩ theo quy định nếu bị thương, hy sinh trong khi thi hành công vụ. Được trang bị vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ và các phương tiện chuyên dùng…
Nguồn: tongcuclamnghiep.gov.vn