• Ảnh 6
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 2
  • Ảnh 22
  • Ảnh 12
  • Ảnh 17
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 19
  • Ảnh 9
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 8
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 7
  • Ảnh 20
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 10
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 11
  • Ảnh 16
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 21
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 18
  • Ảnh 15
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 11
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 14
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 23
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 13
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 3
  • Ảnh 1
  • Ảnh 5
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

57 năm truyền thống ngành Lâm nghiệp: Nâng cao giá trị sản xuất là trọng tâm

29/11/2016

 Thực hiện nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, triển khai thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và ban hành đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp để cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Nâng cao giá trị
Thực hiện tái cơ cấu, trong giai đoạn vừa qua, ngành lâm nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; đưa độ che phủ của rừng liên tục tăng từ 32% năm 1998 lên 39,7% năm 2011; và 40,84% năm 2015.
Sản xuất lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị đã và đang trở thành một xu hướng. Nhiều địa phương đã tích cực, chủ động triển khai công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn: tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc lô cây con đạt 85%, tăng 12% so với năm 2013; xây dựng nhiều mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn; mô hình rừng trồng gỗ lớn; trồng rừng thâm canh gỗ lớn...
Năng suất và chất lượng rừng được cải thiện đáng kể; kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ và lâm sản liên tục tăng mạnh góp phần tạo việc làm, thu nhập cho hàng triệu lao động.
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt bình quân 6,57%/năm, vượt mục tiêu của Đề án Tái cơ cấu đề ra là 5,5 – 5,6%/năm.
Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng trưởng mạnh, gấp hơn 2 lần trong vòng 5 năm, từ 3,035 tỷ USD/năm giai đoạn 2010 – 2012 lên 6,2 tỷ USD/năm giai đoạn từ 2013 đến nay. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường quốc tế diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản năm 2015 vẫn tiếp tục tăng đạt 7,1 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014.
Công tác trồng rừng tiếp tục được các địa phương tích cực triển khai, bình quân mỗi năm cả nước trồng khoảng 230 nghìn ha rừng tập trung, trong đó 90% là rừng sản xuất. Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tiếp tục có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm dần cả về số vụ và mức độ thiệt hại. Dịch vụ môi trường rừng đã đi vào đời sống, thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng, bền vững với trên 1.200 tỷ đồng/năm.
Trong năm 2016, toàn ngành lâm nghiệp tiếp tục giữ những thành quả đã đạt được và nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch. Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã trồng 169.451 ha rừng tập trung, đạt 73,1% kế hoạch năm; 43,6 triệu cây phân tán, đạt 87,2% kế hoạch năm; chăm sóc 451.117 ha rừng trồng, vượt 5,9% kế hoạch năm; khoán bảo vệ 5.641,9 ngàn ha rừng; khoanh nuôi tái sinh 342.322 ha. Khai thác rừng trồng tập trung ước đạt 14,86 triệu m3 đạt 106% kế hoạch năm.
Giá trị xuất khẩu lâm sản chính trong 10 tháng đầu năm 2016 đạt 5,812 tỷ USD, tương đương so với cùng kỳ năm 2015, trong đó: giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,540 tỷ USD tương đương so với cùng kỳ 2015, giá trị sản xuất gỗ đạt 4,058 tỷ USD tăng 4,9% so với cùng kỳ 2015, giá trị dăm gỗ chỉ 581triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ 2015 cho thấy các chính sách về tái cơ cấu, nâng cao giá trị lâm sản đã có hiệu quả trên thực tế. Giá trị xuất khẩu ước cả năm đạt 7,1 – 7,3 tỷ USD. Trong khi đó, tổng giá trị nhập khẩu 10 tháng đầu năm đạt 1,45 tỷ USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2015. Giá trị sản xuất toàn ngành ước cả năm tăng 6 – 6,5%.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng trong năm 2016 nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành. Đặc biệt Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời về việc dừng khai thác chính rừng tự nhiên, xử lý các vi phạm về khai thác rừng trái phép, lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật.
Tái cơ cấu là trọng tâm xuyên suốt
Tuy vậy, Ngành cũng tự nhận thức thấy những khó khăn, thách thức đặt ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu cũng như môi trường trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi. Xu thế hội nhập mạnh mẽ kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được thực thi: Hiệp định với Hàn quốc, Hiệp định thương mại tự do với EU; thị trường gỗ ngày càng yêu cầu chặt chẽ hơn về nguồn gốc gỗ hợp pháp,… trong khi quy định của luật pháp chưa theo kịp đã đặt ra những đòi hỏi, cạnh tranh quyết liệt hơn cho ngành lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, Ngành cũng phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đa phần người dân vùng rừng có mức sống thấp, tập quán canh tác lạc hậu, du canh du cư, dân số tăng nhanh... sức ép lên rừng tự nhiên vẫn rất lớn. Tình hình quản lý, bảo vệ rừng khó kiểm soát, một số điểm nóng kéo dài. Phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tranh chấp đất đai phức tạp, trọng điểm là khu vực Tây Nguyên. Tình trạng suy giảm diện tích rừng tự nhiên vẫn diễn ra ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên nhưng khôi phục, phát triển rừng lại vô vàn khó khăn, do không thu hút được nguồn vốn đầu tư, xa th�� trường tiêu thụ, giao thông không thuận tiện...
Ở những vùng có khả năng phát triển trồng rừng sản xuất thì việc nâng cao giá trị, năng suất, chất lượng rừng chưa có đột phá, mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng mô hình, chưa lan rộng, phổ biến vào quy trình sản xuất, kinh doanh. Vốn đầu tư, hỗ trợ của nhà nước cho công tác bảo vệ và phát triển rừng cũng như các nguồn vốn ODA không hoàn lại ngày càng thắt chặt, khó khăn hơn.
Nhận thức được những khó khăn, thách thức đó Ngành lâm nghiệp trước mắt cần tập trung thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng ở những vùng trọng điểm, giải quyết dứt điểm những điểm nóng bằng việc thực hiện tốt Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; thực hiện nghiêm việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Quan trọng nhất, tái cơ cấu vẫn là giải pháp xuyên suốt. Ngành cần quyết liệt thực hiện các giải pháp bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch. Bố trí nguồn lực để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Điều chỉnh cơ chế, chính sách hiện hành, cụ thể: rà soát, đề xuất chính sách khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh lâm sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng qua chế biến; chính sách phát triển rừng theo chuỗi, phát huy giá trị kinh tế của rừng đặc dụng, phòng hộ; phát huy đầy đủ các nguồn thu về chi trả dịch vụ môi trường rừng; chính sách quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, chính sách về phát triển, mở rộng thị trường,… mà tập trung nhất chính và việc xây dựng Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi)./.
Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường trong toàn dân, tình cảm yêu nghề, yêu quê hương, đất nước trong cán bộ, công nhân viên và lao động lâm nghiệp; động viên phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển rừng, sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm... ngày 28/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 380/TTg về việc tổ chức ngày lâm nghiệp Việt Nam vào ngày 28/11 hàng năm.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn