• Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 8
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 5
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 11
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 22
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 6
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 12
  • Ảnh 15
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 14
  • Ảnh 9
  • Ảnh 17
  • Ảnh 2
  • Ảnh 13
  • Ảnh 3
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 18
  • Ảnh 1
  • Ảnh 10
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 11
  • Ảnh 20
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 16
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 19
  • Ảnh 23
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 21
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 7
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Đại hội thành lập Hội Chủ rừng Việt Nam

22/11/2016
 Cùng với chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước, hiện nay trên phạm vi cả nước đã có gần 1,5 triệu hộ gia đình, cá nhân được giao đất giao rừng. Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, các hộ gia đình và cá nhân trên đang là các chủ rừng đang quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra, còn có trên một vạn cộng đồng dân cư nông thôn được giao rừng; hàng trăm chủ rừng là các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, các công ty lâm nghiệp và các tổ chức quản lý các khu rừng nghiên cứu khoa học và đào tạo.
Các chủ rừng là những người trực tiếp quản lý và quản trị rừng ở cơ sở, được luật quy định có các quyền hạn và nghĩa vụ của chủ rừng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng của đất nước.
Theo ông Hứa Đức Nhị, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban vận động thành lập Hội Chủ rừng thì trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn, các chủ rừng gặp không ít khó khăn, rất cần có sự liên kết và hợp tác. Trước yêu cầu của thực tiễn, Ban vận động thành lập Hội Chủ rừng Việt Nam với 21 thành viên đã được Bộ NN&PTNT công nhận theo Quyết định số 2031/BNN ngày 2/6/2015. Đến tháng 5/2016, Ban vận động thành lập Hội đã khẩn trương vận động được 192 hội viên. Cho đến nay đã có trên 200 hội viên thành lập hội. Ngày 22/8/2016, Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 2905/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hội Chủ rừng Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Hội được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt.
Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng Hà Công Tuấn đề nghị hoạt động của Hội Chủ rừng Việt Nam cần thể hiện được vai trò liên kết, gắn bó, tương trợ giữa các hội viên, đồng thời cần gắn với chương trình phát triển lâm nghiệp đến năm 2020, đặc biệt là tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, phát triển rừng bền vững. Bên cạnh đó, cần tiếp cận với xu thế quản lý mới, gắn sản xuất và chế biến với thị trường, quản lý rừng bền vững; không ngừng đổi mới để giao lưu và tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế.
Sau khi thảo luận các văn kiện trình Đại hội, Đại hội đã thông qua Dự thảo Điều lệ Hội Chủ rừng Việt Nam, Chương trình hoạt động của Hội nhiệm kỳ I, giai đoạn 2016 – 2021. Đại hội đã bầu ra các cơ quan lãnh đạo Hội Chủ rừng Việt Nam nhiệm kỳ I (2016 – 2021) bao gồm: Ban chấp hành Hội Chủ rừng Việt Nam khóa I gồm 27 thành viên. Đồng thời, tại kỳ họp thứ nhất, Ban Chấp hành cũng đã bầu ra Ban Thường vụ gồm 9 thành viên. Chủ tịch Hội là ông Hứa Đức Nhị, 03 Phó Chủ tịch và Tổng thư ký Hội Chủ rừng Việt Nam./.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn