• Ảnh 17
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 13
  • Ảnh 3
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 6
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 10
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 15
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 16
  • Ảnh 19
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 9
  • Ảnh 23
  • Ảnh 11
  • Ảnh 8
  • Ảnh 5
  • Ảnh 11
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 12
  • Ảnh 20
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 21
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 7
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 1
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 22
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 2
  • Ảnh 14
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Bước tiến đầu tiên về chi trả DVMTR đối với Lưu trữ và hấp thụ cac-bon của rừng tại Việt Nam

23/04/2019
Ngày 26/02/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1586/VPCP-NN đồng ý xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đối với dịch vụ hấp thụ và lưu trữ cac-bon (C-PFES). C-PFES là một trong 05 DVMTR được chi trả tại Việt Nam.

-Bảo vệ đất, hạn chế sói mòn và bồi lấp hồ chứa, sông suối
-Bảo vệ và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội
-Hấp thụ và lưu trữ Cacbon rừng, giảm phát thải khí nhà kính  bằng các biện pháp chống thoái hóa rừng, mất rừng và phát triển rừng bền vững
-Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng phục vụ du lịch
-Cung cấp các bãi đẻ, nguồn thức ăn và nguồn giống tự nhiên, sử dụng nước từ rừng để nuôi trồng thủy sản.



Ảnh: Sưu tầm

Theo đó, C-PFES sẽ triển khai thí điểm tại 04 tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Nam (QN) và Thừa Thiên Huế (TT Huế). Quá trình đạt được kết quả này có sự đóng góp rất lớn của các dự án do USAID tài trợ là Dự án Rừng và Đồng bằng (VFD) thực hiện tại Quảng Ninh, Thanh Hóa và dự án Trường Sơn Xanh tại QN và TT Huế.

Các tỉnh miền trung Việt Nam như QN và TT Huế có khả năng lưu trữ và hấp thụ cac-bon rất lớn, khi rừng bao phủ tới 50% tổng diện tích toàn tỉnh. Trong 2018, dự án đã hoàn thành “Nghiên cứu khả thi toàn diện về tiềm năng mở rộng chi trả DVMTR đối với dịch vụ hấp thụ và lưu trữ cac-bon của rừng ở Việt Nam”. Tài liệu đã cung cấp thông tin và đề xuất kỹ thuật cho việc thí điểm C-PFES ở hai tỉnh QN và TT Huế. Vào tháng 8, tháng 9 năm 2018, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh QN vàTT Huế đã có công văn xin chủ trương thí điểm chính sách này tại hai tỉnh lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Bộ NN&PTNT ghi nhận và gửi thư trình Văn phòng Chính phủ xem xét việc xây dựng Quyết định về thí điểm C-PFES. Việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý phát triển Quyết định thí điểm C-PFES tại QN và TT Huế là một trong những tín hiệu tích cực về việc thí điểm mở rộng chi trả DVMTR đối với hấp thụ và lưu trữ cac-bon của rừng, một lĩnh vực rất mới nhưng có tiềm năng lớn đóng góp vào mục tiêu phục hồi, bảo vệ rừng và phát triển kinh tế cho người dân sống dựa vào rừng.

Đây cũng là tín hiệu cho thấy Chính phủ Việt Nam nhận định rõ những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) lên cuộc sống của người dân và vai trò của rừng trong giải quyết vấn đề này. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam nằm trong danh sách năm quốc gia dễ bị tổn thương nhất do BĐKH. Đặc biệt QN và TT Huế là những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH do địa hình đồi núi đi kèm với đường bờ biển và cùng đầm phá rộng lớn. Thêm vào đó công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh tại hai tỉnh đang gia tăng áp lực lên môi trường tự nhiên cùng với việc xả thải khí nhà kính quá mức.

Theo quy định mới, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn sẽ phải chi trả cho dịch vụ lưu trữ và hấp thụ cac-bon của rừng. Nguồn thu này dự kiến sẽ được phân bổ vào các hoạt động trồng mới rừng, bảo tồn rừng sẵn có cũng như nâng cao sinh kế cho 450 nghìn hộ dân đang sống phụ thuộc vào rừng và tài nguyên rừng tại QN và TT Huế. Dự án sẽ tiếp tục đồng hành cùng chính quyền hai tỉnh để xây dựng và thực hiện thí điểm C-PFES nhằm thu thập những bài học kinh nghiệm, cung cấp những chứng cứ khoa học và kỹ thuật cho việc xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm C-PFES.

Kết quả ban đầu về thí điểm C-PFES có được là nhờ vào sự quyết tâm phối hợp và nỗ lực chung của Chính phủ, lãnh đạo địa phương cũng như các công ty, các dự án và tổ chức phát triển trong khu vực. Một khi được thực thi, C-PFES sẽ đóng góp quan trọng vào cam kết quốc tế của Việt Nam về cắt giảm 8% khí nhà kính tới 2030.
Nguồn: Bản tin số 04 của Dự án Trường Sơn Xanh