• Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 6
  • Ảnh 11
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 7
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 5
  • Ảnh 19
  • Ảnh 21
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 12
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 18
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 23
  • Ảnh 20
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 11
  • Ảnh 15
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 3
  • Ảnh 1
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 13
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 9
  • Ảnh 22
  • Ảnh 16
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 17
  • Ảnh 2
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 8
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Hiệu quả từ việc giao khoán ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray

02/07/2018
Trong thời gian qua, bên cạnh việc phân công lực lượng thường trực 24/24 giờ tại các chốt tuần tra, kiểm soát, tại các địa bàn trọng điểm, xung yếu, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Chư Mom Ray còn phối hợp chặt chẽ với các hộ gia đình, tổ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn kịp thời các vụ khai thác lâm sản, chặt phá rừng trái phép.

Vườn quốc gia Chư Mom Ray được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và thực thi pháp luật lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên diện tích 56.249,2ha, thuộc địa bàn 9 xã, thị trấn thuộc 2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi. Với diện tích rừng rộng lớn, trong khi lực lượng mỏng nên việc giữ cho những cánh rừng, đặc biệt là tại các vùng đệm khỏi sự tàn phá của “lâm tặc” và cả việc người dân phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép là áp lực rất lớn đối với lực lượng kiểm lâm nơi đây.

Nhằm góp phần ngăn chặn nạn phá rừng, cháy rừng, những năm trở lại đây Vườn quốc gia Chư Mom Ray đã phối hợp tốt chính quyền các cấp, các ban ngành và người dân địa phương nơi có rừng trong việc tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, sử dụng các biện pháp giao khoán trong công tác quản lý, bảo vệ rừng nhằm bảo đảm sinh kế của “người dân sống dưới tán rừng”...

Trong đó, mô hình giao khoán cho bà con nông dân ở các xã có rừng chăm sóc và bảo vệ là một điển hình mang lại hiệu quả, không chỉ giúp người dân tham gia quản lý cùng với nhà nước, giúp họ có thêm thu nhập mà còn tạo thêm việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.



Công tác phối hợp tuần tra bảo vệ rừng luôn được tăng cường

Để việc giao khoán bảo vệ rừng diễn ra thuận lợi, Vườn quốc gia Chư Mom Ray tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng của các tổ chức, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng, tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán tiền công nhận khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình và các tổ, nhóm nhận khoán.

Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Chư Mom Ray còn bố trí 14 trạm, 19 chốt bảo vệ tại các địa phương có rừng; bố trí lực lượng cán bộ kiểm lâm giữ rừng của đơn vị tại những nơi này kết hợp với các hộ nhận khoán thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình và nếu có xảy ra tình huống ngoài dự kiến sẽ thực hiện những biện pháp tốt nhất để giải quyết. Hàng đêm, các hộ nhận khoán thay phiên nhau vào rừng cùng với lực lượng kiểm lâm canh giữ, bảo vệ rừng.

Nhờ làm tốt công tác phối hợp, không buông lỏng hoặc khoán trắng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hợp đồng quản lý, bảo vệ rừng mà việc thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng của các hộ dân luôn đảm bảo yêu cầu đặt ra. Chất lượng rừng không ngừng được gia tăng, độ che phủ của rừng được nâng cao, tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất rừng không còn xảy ra, hạn chế đáng kể tình trạng người dân khai thác lâm sản trái phép, đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Chư Mom Ray được bảo vệ và ngày càng phát triển.

Việc giao khoán rừng cho các hộ dân sống gần rừng không những bảo vệ được rừng hiệu quả mà còn giúp bà con có sinh kế, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ và tăng thu nhập, từ đó tạo động lực cho người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Nhiều thôn, làng còn xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ rừng, phân công lịch tuần tra kiểm tra theo từng khu vực rừng đã nhận khoán.

Ông A Giao- một hộ dân nhận khoán ở xã Rờ Kơi cho hay, từ khi nhận khoán bảo vệ rừng, bà con có ý thức, trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ rừng hơn, đời sống bà con được cải thiện. Bà con trong nhóm tự phân công, thay phiên nhau đi kiểm tra khu vực rừng nhận khoán, kịp thời phát hiện các vụ vi phạm lâm luật, báo ngay cho chủ rừng để có biện pháp xử lý kịp thời. Nhờ nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng mà nhiều hộ dân trong làng có thêm tiền mua sắm, tiêu dùng, sửa chữa lại nhà cửa và cho con cái ăn học. Bà con đã xem việc nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng là một nhiệm vụ phải làm và ra sức giữ gìn, không cho đối tượng xấu xâm hại rừng...

Ông Võ Sỹ Chung - Giám đốc Vườn quốc gia Chư Mom Ray cho biết, những năm gần đây, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý và phát triển rừng đã được người dân địa bàn ủng hộ nên việc phát nương làm rẫy, lấn chiếm đất rừng ở các vùng đệm giảm đáng kể. Công tác quản lý đất rừng và rừng của Vườn giao khoán đến từng hộ được quản lý chặt chẽ hơn, các hộ dân, người lao động được giao khoán chủ động và tha thiết với rừng đồng thời hiệu quả kinh tế được nâng lên. Vì thế, chúng tôi sẽ tiếp tục liên kết cùng với bà con nông dân mở rộng việc khoán bảo vệ rừng để thu được nhiều hiệu quả tích cực hơn nữa.

Hiện nay, Vườn quốc gia Chư Mom Ray đang giao khoán 16.391 ha cho 20 cộng đồng với 665 hộ dân nhận khoán. Trong đó, có 3.391 ha cho 8 cộng đồng với 119 hộ dân nhận khoán từ nguồn giao khoán quản lý bảo vệ rừng vùng dịch vụ môi trường rừng, 13.000 ha cho 12 cộng đồng với 446 hộ dân nhận khoán ngoài nguồn dịch vụ môi trường rừng... Ông Võ Sỹ Chung hứng khởi cho chúng tôi biết những số liệu cụ thể về công tác khoán bảo vệ rừng mà đơn vị ông đã triển khai.

Có thể thấy, việc giao khoán rừng vừa tạo thêm thu nhập, việc làm cho người dân, lại vừa gắn trách nhiệm của người dân với công tác bảo vệ rừng; đồng thời cũng giúp cho cơ quan quản lý trực tiếp giảm được phần lớn công việc, bù đắp nguồn nhân lực thiếu hụt, đem lại hiệu quả cao... 

baokontum.com.vn/kinh-te/hieu-qua-tu-viec-giao-khoan-o-vuon-quoc-gia-chu-mom-ray-8763.html
Nguồn: Bảo Châu, Báo Kon Tum ngày 28/6