• Ảnh 17
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 3
  • Ảnh 18
  • Ảnh 1
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 12
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 22
  • Ảnh 2
  • Ảnh 8
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 20
  • Ảnh 5
  • Ảnh 11
  • Ảnh 6
  • Ảnh 21
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 14
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 16
  • Ảnh 9
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 13
  • Ảnh 11
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 23
  • Ảnh 19
  • Ảnh 15
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 7
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Nỗ lực vì một Việt Nam xanh

26/04/2021
Chiều 23/4/2021 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 27/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025”.

Quang cảnh Hội nghị (ảnh: ©GIZ)

Uỷ viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có trên 200 đại biểu là đại diện các Bộ/ngành liên quan, các Hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp; đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT một số tỉnh; một số tổ chức quốc tế và chuyên gia. Hội nghị có sự đồng hành, hỗ trợ, phối hợp của Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (WWF) và một số đơn vị tài trợ.

Sau 15 năm thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tài nguyên rừng được bảo vệ và phát triển ngày càng tốt hơn. Năm 2020, tổng diện tích rừng đạt trên 14,6 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%, cơ cấu 3 loại rừng đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học và an ninh môi trường. Kim ngạch xuất khẩu lâm sản năm 2020 đạt trên 13,2 tỷ USD. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ở vị trí thứ 5 trên thế giới, thứ 2 Châu Á. Dịch vụ môi trường rừng thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng, bền vững – trở thành một trong 10 thành tựu nổi vật của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025” cùng với Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn là những văn bản quan trọng tạo hành hang pháp lý, chính sách quan trọng cho lĩnh vực Lâm nghiệp trong giai đoạn tới.

Nghị định về công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp là chính sách quan trọng, bảo đảm sự đồng bộ, phù hợp với hệ thống quy phạm pháp luật và yêu cầu của thực tiễn, nhằm quản lý chặt chẽ công tác nghiên cứu, bảo tồn, sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp, tạo ra giống mới có năng suất, chất lượng cao cung cấp cho trồng rừng; quản lý giống cây trồng lâm nghiệp theo chuỗi sản xuất, từ nghiên cứu, chọn tạo, quản lý vật liệu nhân giống, đến sản xuất cây trông và chất lượng rừng trồng. Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Tiến Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An khẳng định, việc Chính phủ ban hành riêng một Nghị định chuyên đề cho giống cây lâm nghiệp là vô cùng cần thiết, bởi để phát triển kinh tế lâm nghiệp thì cần có chính sách chuyên biệt cho giống cây trồng lâm nghiệp. Đồng quan điểm, GS.TS Trần Văn Chứ, hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp cũng nhấn mạnh, phải ưu tiên một cách có trọng điểm cho khâu giống lâm nghiệp, vốn vẫn còn là lĩnh vực hạn chế của ngành.

Chiến lược Phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 – 20230, tầm nhìn đến năm 2050 đã quán triệt và cụ thể hóa các quan điểm và định hướng phát triển, giải pháp nhằm phát triển lâm nghiệp bền vững trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng; hài quà các mục tiêu về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường; đưa lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi để nâng cao giá trị rừng, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,... Đổi mới mô hình tăng trưởng từ mở rộng diện tích khối lượng sang tập trung vào nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm lâm nghiệp. Ông Oemar Idoe, điều phối viên các dự án môi trường, biến đổi khí hậu, nông nghiệp và hội nhập kinh tế vùng (GIZ) đánh giá, Chiến lược v��a được ban hành phù hợp với các xu hướng phát triển toàn cầu và giúp Việt Nam thực hiện các cam kết của quốc gia trong các thoả thuận và mục tiêu quốc tế. Nước Đức sẽ vẫn tiếp tục là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong những năm sắp tới trong tiến trình thực hiện quản lý rừng và các khu bảo tồn bền vững.

Ông Oemar Idoe, điều phối viên các dự án môi trường, biến đổi khí hậu, nông nghiệp và hội nhập kinh tế vùng (GIZ) phát biểu tại Hội nghị (ảnh:©GIZ)

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 524/QĐ-TTg phê duyệt Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025, nhằm mục đích vừa cung cấp gỗ và nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, vừa phòng hộ, bảo vệ môi trường, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước; tăng cường xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế cùng chung tay, góp sức, đồng lòng thực hiện với thông điệp “Vì một Việt Nam xanh” góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển lâm nghiệp.

Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn (ảnh: ©GIZ)

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn khẳng định, đến hết năm 2025, cả nước trồng được một tỷ cây xanh trong đó 690 triệu cây xanh trồng phân tán ở khu đô thị và vùng nông thôn; 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất, nhằm phần nào bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, đề nghị các địa phương chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, quy hoạch và quỹ đất hiện có của từng địa phương để triển khai hiệu quả.

"Thủ tướng đã đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, trong quá trình triển khai thực hiện chúng ta phải nâng cao được nhận thức, ý thức của người dân và cộng đồng, xã hội hóa trồng rừng, trồng rừng đi đôi với chăm sóc, kiểm tra để cây phát triển, tránh phô trương, hình thức, lãng phí" - Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn nhấn mạnh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu kết luận Hội nghị (ảnh ©GIZ)

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị, các địa phương cần nghiên cứu, xây dựng tiêu chí về diện tích trồng cây xanh trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện, xã nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, trình Thủ tương Chính phủ ban hành; tổ chức rà soát, xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn hướng dẫn kỹ thuật về giống cây trồng lâm nghiệp và lâm sinh để hướng dẫn các địa phương thực hiện. “Chúng ta có được một bức, tranh, viễn cảnh của rừng Việt Nam 5 năm sau, 10 năm sau, nhiều thế hệ sau, một nền kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững, đóng góp cho việc xây dựng một nền nông nghiệp có trách nhiệm cho hôm nay và mai sau, nền nông nghiệp toàn cầu hoá, để chúng ta giới thiệu hình ảnh, thương hiệu Việt Nam với bạn bè quốc tế”.

Nguồn: Văn phòng Tổng cục